Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY

 Trích: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của chuyên ngành Phục hồi chức năng 2014 của Bộ y tế: Số 3109/QĐ-BYT

I. ĐẠI CƯƠNG

– Đây là loại gãy phổ biến nhất ở trẻ em sau ngã chống tay, đặc biệt là trẻ em trai và tay trái bị nhiều hơn.

– Những biến chứng thường gặp sau gãy trên lồi cầu xương cánh tay là: hạn chế vận động khớp khuỷu, co rút cơ nhị đầu, teo cơ tam đầu do cốt hoá quanh khớp hoặc do cốt hoá trong cơ. Đôi khi có biến chứng thần kinh mạch máu gây rối loạn nuôi dưỡng chi (ví dụ: co rút các cơ gấp do thiếu máu vì tổn thương mạch quay)

– Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay là áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu, vận động trị liệu, thuốc để thúc đẩy quá trình liền xương,  các chức năng vận động khớp khuỷu và phòng tránh các biến chứng (teo cơ, cứng khớp…). Nhìn chung tiên lượng cơ năng và phục hồi chức năng thường tốt.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Các công việc chẩn đoán

1.1. Hỏi bệnh

+ Tình huống xảy ra chấn thương?

Thời gian bị chấn thương đến thời điểm hiện tại?

+ Các biện pháp đã can thiệp, xử trí?

+ Hỏi bệnh nhân hiện tại có đau chói tại nơi gãy không?

+ Có đau, hạn chế vận động khớp khuỷu khi vận động không?

1.2. Khám lâm sàng

+ Cơ năng: đau và mất vận động hoàn toàn khuỷu tay ở tư thế gấp.

Khám, đánh giá cơ lực, tầm vận động khớp khuỷu và các tổn thương thần kinh (thần kinh giữa, thần kinh trụ), mạch máu nếu có.

+ Thực thể: vùng trên khuỷu sưng nề, có vết tụ máu nhiều hay ít tuỳ thuộc thời gian từ lúc gãy đến khi khám bệnh.

+ Toàn thân: Bệnh nhân tỉnh táo, không ảnh hưởng nhiều đến toàn thân.

1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

Chụp X-quang khớp khuỷu tư thế thẳng và nghiêng  để xác định và kiểm tra vị trí gãy và độ di lệch của xương.

2. Chẩn đoán xác định: Dựa vào X- quang chẩn đoán xác định

3. Chẩn đoán phân biệt

Tràn dịch khớp khuỷu sau chấn thương

4. Chẩn đoán nguyên nhân

Chấn thương, loãng xương, lao xương, ung thư xương…

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng

– Tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xương

-Giảm sưng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp, ngừa hội chứng đau vùng (hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ-hội chứng Sudeck).

– Duy trì tầm vận động khớp, ngừa teo cơ.

2. Các phương pháp và kỹ thuật, phục hồi chức năng

2.1. Giai đoạn bất động( trong bột)

– Mục đích: cải thiện tuần hoàn, chống teo cơ, co rút cơ, chống kết dính khớp

– Biện pháp phục hồi chức năng:

+ Vận động tự do, gập duỗi các ngón tay.

+ Co cơ tĩnh các cơ cẳng tay.

+ Co cơ tĩnh các cơ nhị đầu và tam đầu. Tuần 1 chỉ nên co cơ tĩnh nhẹ nhàng, tuần 2 thực hiện mạnh hơn, tuần 3 co cơ tĩnh tối đa.

2.2. Giai đoạn tháo bột

-Mục đích: Gia tăng bậc cơ teo yếu, kéo giãn các cơ co rút, gia tăng tầm vận động khớp khuỷu, điều trị hội chứng Wolkmann nếu có.

– Biện pháp phục hồi chức năng:

+ Xoa bóp sâu trên cơ co thắt quanh khớp, phá vỡ kết dính và thư giãn thần kinh.

+ Gia tăng lực cơ bằng kỹ thuật đối kháng bằng tay kỹ thuật viên hoặc bằng dụng cụ với đối trọng vừa phải, rồi tăng dần sức cản.

+ Vận động bằng kỹ thuật giữ nghỉ.

+ Hoạt động trị liệu: làm các cử động có liên quan đến cử động gập duỗi khớp khuỷu như dệt thảm, bện thừng, làm cỏ vườn, chơi thể thao ném bắt bóng.

– Biện pháp vật lý trị liệu:

+ Chườm lạnh bằng nước đá trên cơ co thắt 10 phút.

+ Điện phân giảm đau bằng một số thuốc ( Novocain, salicilat…)

+ Dùng siêu âm trên cơ bị co thắt.

– Điều trị hội chứng Wolkmann:

+ Làm nẹp để bàn, ngón tay ở vị trí trung gian

+ Ngâm cẳng tay, bàn tay trong nước ấm 40 độ khoảng 20phút, ngày 2-3 lần.

+ Cải thiện tuần hoàn bằng điện xung DF-CP

+ Tập thư giãn các cơ, tập mạnh các cơ duỗi cẳng tay bằng kỹ thuật giữ nghỉ

3. Các điều trị khác

– Các thuốc giảm đau nhóm Non- Steroid

–   Các   thuốc   tái   tạo   kích   thích   liền   xương   nhanh:  Calcitonin, Biphosphonat,Calcium

– Các thuốc giảm đau thần kinh nếu có đau thần kinh.

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

– Tình trạng ổ gãy: đau, sưng nề, di lệch, biến dạng…

– Tình trạng chung toàn thân.

– Theo dõi và tái khám sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

43 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tạ văn thắng
Tạ văn thắng
3 năm trước

Chào bác sĩ con tôi 2 ruổi bị gẫy xương cầu lồi sau khi tháo bột tay của cháu bị cong tây nhiều ạ.có cách nào làm tay cháu bớt cong đi dk không ạ.tôi cho cháu đi chụp x quang va bac sỹ bảo sương cháu phat triển không đều dẫn tới cong ạ mong bac sỹ tu vấn ạ 0942383391

Tạ văn thắng
Tạ văn thắng
3 năm trước

Chào bác sĩ con tôi 2 ruổi bị gẫy xương cầu lồi sau khi tháo bột tay của cháu bị cong tây nhiều ạ.có cách nào làm tay cháu bớt cong đi dk không ạ.tôi đã cho cháu đi chụp lại x quang bác sỹ bao xương cháu phat triển không đều dẫn tới bị cong.mong bác sỹ tư vấn giúp ạ.0942383391.

Tạ văn thắng
Tạ văn thắng
3 năm trước

Chào bác sĩ con tôi 2 ruổi bị gẫy xương cầu lồi sau khi tháo bột tay của cháu bị cong tây nhiều ạ.có cách nào làm tay cháu bớt cong đi dk không ạ

To To
To To
3 năm trước

Thưa bác sĩ. E bị té xe. Được chẩn đoán là gãy khuỷa tay, vỡ lồi cầu. Đã được phẫu thuật cố định 3 cây đinh. Hiện e đã rút 1 đinh ra được 1 tuần. Bác sĩ cho e hỏi là tay e có thể được tập gấp dũi tự do chưa hay vẫn phải trong giới hạn ạ

thy thy
thy thy
5 năm trước

chào bs : con bị gãy liên lồi cầu cánh tay phải đã mỗ bắt nẹp, bs dặn về nhà tập tay cho mau khỏe lại nhưng con tập duỗi thẳng tay ra không đc có phải do mỗ không ạ

Đức
Đức
7 năm trước

Chào Bác sĩ cháu tên Đức vừa rồi cháu bị Gãy xương cẳng tay sau 30 ngày cháu đã tháo bột nhưng vô dũn thẳng được mong Bác sĩ giúp cho cháu , và Cần làm động tác gì để phục hồi