Nghệ thuật chọn huyệt châm cứu hiệu quả

Chữa bệnh bằng châm cứu là phương pháp điều trị thông qua châm ở huyệt vị. Mỗi huyệt chữa được một số bệnh, mỗi bệnh thường dùng một số huyệt để chữa mới có thể phát huy hết tác dụng. Vì vậy phải nắm vững các huyệt và phối hợp chúng với nhau. Phối hợp huyệt cũng chính là xử phương. Phối hợp huyệt phù hợp sẽ nâng cao kết quả chữa bệnh. Xử phương phải theo quy luật nhất định. Nói chung có mấy loại như sau:

Theo kinh lấy huyệt: Xem bệnh ở kinh nào lấy huyệt ở kinh đó để chữa bệnh. Như mũi có bệnh thuộc về kinh thủ dương minh đại trường, lấy huyệt Hợp cốc ở kinh đó. Bệnh tim thuộc về kinh thủ quyết âm, lấy huyệt Nội quan trên kinh đó. Bệnh dạ dày thuộc về kinh túc dương minh, lấy Túc tam lý trên kinh đó. Cách này còn gọi là cách lấy huyệt đường xa (viễn đạo)

Lấy huyệt lân cận: Xem bệnh chỗ nào thì lấy huyệt ở gần đó, tại đó. Như đau đầu lấy Bách hội, hoặc lấy Phong trì, Thượng tinh, Thái dương; đau vai thì lấy Kiên ngung hoặc Khúc trì; đau lưng thì lấy Thận du hoặc Hoàn khiêu; bệnh mắt thì lấy Tình minh hoặc Tán trúc

Lấy huyệt phối hợp: Nguyên tắc này là đã lấy một huyệt nhưng sức chữa chưa đủ, lại lấy thêm 1 hoặc 2 huyệt nữa, để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh. Cách lấy huyệt phối hợp này ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng. Đại thể có mấy loại như sau:

Phối hợp xa – gần: Là phối hợp cách lấy huyệt, đồng thời lấy một huyệt vị có tác dụng chủ trị mỗi bệnh ở cả hai bên phải, trái. Như bệnh dạ dày, lấy hai Túc tam lý hoặc hai Nội quan; đau đầu lấy hai Thái dương hoặc hai Liệt khuyết; bệnh phụ khoa lấy hai Tâm âm giao hoặc hai Huyết hải…

Phối hợp phải trái: Còn gọi là song huyệt, đồng thời lấy một huyệt vị có tác dụng chủ trị mỗi bệnh ở cả hai bên phải, trái. Như bệnh dạ dày, lấy hai Túc tam lý hoặc hai Nội quan; đau đầu lấy hai Thái dương hoặc hai Liệt khuyết; bệnh phụ khoa lấy hai Tam âm giao hoặc hai Huyết hải…

Phối hợp trên – dưới: Ta lấy huyệt ở chi trên phối hợp hỗ trợ tương ứng với huyệt ở chi dưới. Như Nội quan với Túc tam lý chữa bệnh ruột và dạ dày; Thần môn với Tam âm giao chữa mất ngủ; Chi câu với Dương lăng tuyền chữa đau hai bên sườn; Hợp cốc với Nội đình chữa đau răng; Chi câu với Chiếu hải chữa táo bón…

Phối hợp trước sau: còn gọi là trong ngoài hô ứng, lấy một huyệt ở trước, một huyệt ở sau phối hợp hỗ tương. Như Nghinh hương với Phong trì mũi tắc khó thở

Phối hợp Biểu – Lý: Cũng gọi là phối hợp âm dương. Căn cứ vào ba kinh dương với ba kinh âm phối hợp hỗ tương biểu lý, như lấy Hợp cốc ở kinh đại trường và Liệt khuyết ở kinh phế để trị cảm mạo; lấy Túc tam lý ở kinh vị và Tam âm giao ở kinh tỳ để trị tiêu hoá kém.

Phối hợp Khoá – Chốt: Lấy huyệt phối hợp tương ứng, tương hỗ, tương liên, trên vài ba huyệt đồng thời ở cùng một chi. Như chi trên đau đớn thì lấy Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, bán thân bất toại thì lấy Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền; Huyền chung…

Phối hợp Du – Mô: mỗi một tạng phủ có bệnh, có thể lấy Bối du và Mộ huyệt tương ứng. Như bệnh ở vùng dạ dày có thể lấy Trung quản phối hợp với Vị du; bệnh ở bàng quang có thể lấy Bàng quang du phối hợp Trung cực.

Phối hợp Nguyên lạc: Nguyên huyệt có thể chữa bệnh hư, thực ở kinh ấy. Lạc huyệt có thể chữa bệnh chứng ở kinh biểu lý. Nguyên huyệt và Lạc huyệt phối hợp ứng dụng làm tăng tác dụng chữa bệnh. Như ho, hen xuyễn là bệnh chứng của thủ thái âm phế kinh, lấy Nguyên huyệt của kinh ấy là Thái uyên, lấy Lạc huyệt Thiên lịch của kinh biểu lý Thủ dương minh đại trường kinh; đau bụng, sôi ruột, ỉa chảy là bệnh chứng của kinh thủ dương minh đại trường, lấy nguyên huyệt Hợp cốc của kinh ấy, lấy Lạc huyệt Liệt khuyết của kinh biểu lý thủ thái âm phế kinh.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận