Huyệt Thủy Đạo: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Thủy Đạo

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt có tác dụng thông điều thủy đạo (làm cho nước và tân dịch thông đi, như đường (đạo) dẫn nước (thủy) chảy đi, vì vậy gọi là Thủy Đạo (Trung Y Cương Mục).

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Rốn xuống 3 thốn (huyệt Quan Nguyên – Nh.4), đo ngang ra 2 thốn.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 28 của kinh Vị.

• Huyệt chủ về tân dịch.

TÁC DỤNG

Thanh thấp nhiệt, lợi bàng quang.

CHỦ TRỊ

Trị bàng quang viêm, dịch hoàn viêm, thận viêm, tiểu bí, phù nề.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 1 – 1,5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng. Ôn cứu 10 – 20 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Trong ổ bụng là ruột non và tử cung khi có thai 4 – 6 tháng, bàng quang khi bị bí tiểu.

• Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn cùng và dây thần kinh bụng – sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Cân Súc (Đc.8) trị cột sống lưng đau (Châm Cứu Tụ Anh).

2.Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thủy Phân (Nh.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị cổ trướng, bụng trướng nước (Châm Cứu Học Thượng Hải).

3.Phối Thủy Phân (Nh.9) trị phù (Châm Cứu Học Thượng Hải).

4.Phối Bàng Quang Du (Bp.28) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) trị Thận viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

5.Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) trị bàng quang viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

6.Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị cổ trướng (Châm Cứu Học Việt Nam).

GHI CHÚ

• Có thai không châm. Bí tiểu không châm sâu.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận