Huyệt Thiên Tuyền: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Thiên Tuyền

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt là nơi tiếp khí của Thiên Trì, lại ở giữa huyệt Thiên phủ và Cực Tuyền, vì vậy gọi là Thiên Tuyền (Trung Y Cương Mục).

TÊN KHÁC

Thiên Kinh, Thiên Ôn, Thiên Thấp.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Dưới đầu nếp nách trước, cách 2 thốn, giữa 2 cơ phần ngắn và cơ phần dài của cơ nhị đầu cánh tay.

ĐẶC TÍNH

Huyệt thứ 2 của kinh Tâm Bào.

TÁC DỤNG

Khai hung, lý khí, dưỡng Tâm, an thần, hoạt huyết, hoá ứ, chỉ thống.

CHỦ TRỊ

Trị ngực đau, tim nhói đau, lưng đau, mặt trong cánh tay đau, ho.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,5–1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là khe giữa phần dài và phần ngắn của cơ 2 đầu cánh tay, chỗ bám của cơ cánh tay trước, mặt trước xương cánh tay.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ – da. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

PHỐI HỢP HUYỆT

Phối Uyển Cốt (Ttr.4) trị vai và cánh tay đau (Tư Sinh Kinh).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận