Huyệt Âm Liêm

HUYỆT: Âm Liêm

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

• Âm = phía bên trong; Liêm = bờ mép, bên cạnh, ở đây ý chỉ bộ phận sinh dục ngoài. Huyệt ở gần vùng sinh dục ngoài, vì vậy gọi là Âm Liêm (Trung Y Cương Mục).

• “Mặt hông của Âm Liêm gọi là liêm, thuộc kinh Can. Huyệt ở vị trí bên ngoài mặt trong đùi, vì vậy gọi là Âm Liêm” (Du Huyệt Mệnh Danh Hội Giải).

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, sờ động mạch nhảy ở bẹn, huyệt nằm sát bờ trong động mạch đùi, hoặc dưới nếp nhăn của bẹn 1 thốn.

ĐẶC TÍNH

Huyệt thứ 11 của kinh Can.

CHỦ TRỊ

Trị thần kinh đùi đau, vùng thắt lưng và đùi đau, mặt trong đùi đau, chi dưới liệt, kinh nguyệt rối loạn, phụ nữ không con.

CHÂM CỨU

Châm thẳng, sâu 1 – 2 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là khe giữa cơ lược và cơ khép nhỡ, cơ khép bé và các cơ bịt.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh bịt.

• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.

PHỐI HỢP HUYỆT

Phối Âm Lăng Tuyền (Ty 9) + Hợp Cốc (Đtr 4) + Huyết Hải (Ty 10) + Tam Âm Giao (Ty 6) trị kinh bế (Châm cứu Học Thượng Hải).

GHI CHÚ

• Đàn bà không con, cứu Âm Liêm 3 tráng vào trước hoặc sau khi có kinh thì dễ có con (Loại Kinh Đồ Dực).

• Tránh làm tổn thương bó mạch thần kinh đùi.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận