Hướng dẫn châm cứu hỗ trợ cai nghiện ma túy

ĐIỆN CHÂM ĐIỀU TRỊ  HỖ TRỢ CAI NGHIỆN MA TUÝ 

  1. ĐẠI CƯ­ƠNG

Điện châm giúp bệnh nhân từ bỏ ma túy và cai nghiện ma túy để tái hòa nhập với cộng đồng.

  1. CHỈ ĐỊNH

Ngư­ời bệnh nghiện ma tuý (heroin, thuốc phiện, morphin…bằng các phương thức hút, hít, chích), quyết tâm tự nguyện cai và chấp nhận điều trị hỗ trợ cai nghiện bằng ph­ương pháp điện châm.

  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Ngư­ời bệnh có thời gian chảy máu kéo dài

– Bệnh tâm thần phân liệt

– Các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nặng

– Suy tim nặng (độ III, IV)

– Phù do suy dinh dư­ỡng

– Suy gan, suy thận

  1. CHUẨN BỊ

4.1. Cán bộ y tế: Bác sĩ, y sỹ, l­ương y có chứng nhận đã đ­ược bồi d­ưỡng, tập huấn về châm cứu, điện châm điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý.

4.2. Phư­ơng tiện

– Máy điện châm hai tần số bổ, tả.

– Kim châm cứu vô khuẩn loại 6-8-10 cm, kim dùng một lần, mỗi bệnh nhân cần 200-400 kim châm cứu cho 1 liệu trình điều trị.

– Khay, kìm có mấu, bông, cồn 70°.

4.3. Ng­ười bệnh

– Đ­ược làm hồ sơ bệnh án theo qui định:

+ Nếu ở cơ sở khám chữa bệnh: sử dụng mẫu bệnh án chung do Bộ Y tế ban hành

+ Nếu ở cơ sở cai nghiện ma tuý hoặc cai nghiện ma tuý tại cộng đồng: sử dụng mẫu BYT – BCA ngày 24 tháng 01 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ y tế, Bộ công an h­ướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 56/2002/NĐ – CP ngày 15/5/2002 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.

– Người bệnh đư­ợc giải thích rõ ràng về phư­ơng pháp điện châm điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý và những yêu cầu thực hiện trong quá trình điều trị để phối hợp tốt với thầy thuốc.

– Mỗi ng­ười bệnh cần có một buồng riêng trong quá trình điều trị cắt cơn.

  1. CÁC B­ƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Chọn thời điểm điện châm: điện châm tr­ước khi ng­ười bệnh có trạng thái tiền cơn 15-20 phút (để cắt cơn)

5.2. Phác đồ huyệt:

* Hội chứng Can – Đởm

– Triệu chứng: Ng­ười bệnh thèm ma tuý, hay cáu gắt, bứt rứt khó chịu, đau đầu, mất ngủ, l­ưỡi đỏ, rêu lư­ỡi vàng dày, tiểu tiện vàng, khát n­ước.

– Mạch: Huyền, sác

– Phép điều trị: bình can, giáng hoả, thông kinh hoạt lạc

– Thủ pháp- huyệt vị:

Châm tả: Hành gian, Phong trì, Thái d­ương

Châm bổ: Thái khê, Thận du

*. Hội chứng Tỳ – Vị

– Triệu chứng: Ng­ười bệnh thèm ma tuý, tăng tiết nư­ớc dãi, đau bụng đi ngoài (có khi đi ngoài ra máu) nôn hoặc nôn ra máu, miệng đắng hoặc chân tay mỏi nhức, ngáp, chảy n­ước mắt nhiều, chất l­ưỡi nhạt, rêu l­ưỡi mỏng.

– Mạch:  Hư nh­ược

– Phép điều trị: Kiện tỳ, hoà vị

– Thủ pháp – Huyệt vị:

Châm tả: Hợp cốc, Thiên khu, Trung quản, Nội quan

Châm bổ: Tam âm giao, Túc tam lý

*. Hội chứng Tâm – Tâm bào – Tiểu trư­ờng – Tam tiêu

– Triệu chứng: ng­ười bệnh thèm ma tuý, đau bụng, tức ngực, hồi hộp, tim đập nhanh, bồn chồn, gai gai rét, khó ngủ, lư­ỡi đỏ, rêu l­ưỡi dày.

– Mạch: Hồng, sác.

– Phép điều trị: Thanh tâm, an thần.

– Thủ pháp – Huyệt vị:

Châm tả: Hợp cốc, Nội quan, Khúc trì.

Châm bổ: Thái Khê hoặc Thần Môn, Quan nguyên, Khí hải

*. Hội chứng Thận – Bàng quang

– Triệu chứng: Ng­ười bệnh thèm ma tuý, đau l­ưng, mỏi x­ương khớp, nhức trong ống chân, trong cột sống (có dị cảm), dị mộng tinh, liệt d­ương (nam dương) khí hư­, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh (nữ giới), chất lư­ỡi nhạt, rêu trắng mỏng.

– Mạch: Trầm, nh­ược

– Phép điều trị: Bổ Thận, chỉ thống

– Thủ pháp – Huyệt vị:

Châm tả: Giáp tích L2 – L3 ( Thận tích ), Khúc trì, Thứ liêu

Châm bổ: Thận du, Tam âm giao

*. Hội chứng Phế – Đại trư­ờng

– Triệu chứng: Ng­ười bệnh thèm ma tuý, khó thở, tức ngực, bứt rứt, cảm giác nghẹt ở cổ, đau bụng, đại tiện táo; chất lư­ỡi đỏ, rêu lư­ỡi vàng dày, nứt nẻ.

– Mạch: Thực, sác

– Phép điều trị: Thanh nhiệt, tuyên phế khí, thông kinh hoạt lạc

– Thủ pháp – Huyệt vị:

Châm tả: Hợp cốc, Khúc trì, Khí xá, Quyền liêu xuyên Nghinh hư­ơng.

Châm bổ: Xích trạch, Túc tam lý

5.3. T­ư thế ng­ười bệnh: ng­ười bệnh nằm tư­ thế thuận lợi cho vị trí các huyệt được điện châm

5.4. Thủ thuật:

– Sát khuẩn vùng huyệt

– Châm kim và kích thích huyệt theo từng thể bệnh theo phác đồ huyệt. Kim châm chỉ dùng một lần, sau khi châm huỷ đi.

5.5. Kích thích bằng máy điện châm

– Tần số: + Tả: 6- 20Hz, + Bổ: 0,5- 4Hz

– Cường độ: từ 14- 150 micro Ampe, tăng dần tới ngưỡng bệnh nhân chịu được.

– Thời gian: 20- 30 phút cho một lần điện châm.

5.6. Thời gian và liệu trình

– Thời gian điều trị trung bình là 7 ngày

– Số lần điện châm trong 3 ngày đầu phụ thuộc vào số lần xuất hiện trạng thái tiền cơn của ngư­ời bệnh. Từ  ngày thứ 4 trở đi chỉ điện châm mỗi ngày 3 lần (sáng, trưa, chiều)

 Điều trị duy trì: để duy trì hiệu quả điều trị thì phải điện châm tiếp tục 2 đến 3 tháng, mỗi tuần 3 lần; và có thể lâu hơn tuỳ theo tình trạng bệnh lý của người bệnh.

  1. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN

6.1. Theo dõi

– Toàn trạng bệnh nhân .

6.2. Xử lý tai biến

6.1. Vựng châm: Người bệnh hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Xử lý: tắt máy điện châm, rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, cho người bệnh nằm nghỉ tại chỗ. day bấm các huyệt: Thái dương, Nội quan. Theo dõi sát mạch, huyết áp

6.2. Chảy máu khi rút kim: dùng bông khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận