Hướng dẫn giác hơi y học cổ truyền

QUY TRÌNH GIÁC HƠI Y HỌC CỔ TRUYỀN

I.MỤC ĐÍCH:

Giác hơi: Dùng hơi nóng tạo thành một áp suất âm trong ống (bầu) giác, làm ống giác bị hút chặt vào da chỗ giác, gây nên ở vết giác cảm giác ấm nóng và hiện tượng xung huyết hoặc tụ huyết để chữa bệnh, giải mệt mỏi.

II.CHỈ ĐINH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
  1. Chỉ định: Đau nhức, đau mỏi cơ khớp, đau lưng, đau dạ dày, đau đầu, tăng huyết áp, cảm mạo, ho, kinh đau, đau mắt, mụn nhọt chưa vỡ, vết rắn cắn.
  2. Chống chỉ định: Sốt cao, co giật, da có tổn thương, da có dãn tĩnh mạch, da mất tính đàn hồi, bệnh tim vừa hoặc nặng, phù toàn thân, bệnh ưa chảy máu, bệnh chảy máu dưới da, bệnh bạch hầu cấp, bệnh lao phổi, thổ huyết, phụ nữ đang hành kinh, vùng bụng và vùng cụt của thai phụ, gãy xương, bệnh ung thư, người quá suy nhược, say rượu, quá mệt, quá no, quá khát.
III. CHUẨN BỊ:
  1. Dụng cụ:

– Ống giác

+ Ống giác thuỷ tinh (sành, sứ) loại to, vừa, nhỏ, cộng 10 ống (dùng trong giác bằng sức nóng lửa).

+ Ống giác tre (nứa) dài 6 – 9cm, các khẩu kính 3cm, 4cm, 5cm, cộng 10 ống (dùng ống giác bằng hơi nóng nước thuốc).

– Chất đốt: Cồn 700 – 900, bông thấm hoặc giấy mỏng, lửa (diêm, bật lửa)

– Khi chấm cứu đã tiệt khuẩn: Hào châm để châm cứu, kim tam lăng để chích nặn máu.

– Bông thấm, tăm bông đã tiệt khuẩn: để ở trong lọ hoặc hộp sạch đậy nắp.

– Panh kose có mấu và không mấu.

– Khay men 2 chiếc, một để dụng cụ giác, một để dụng cụ châm.

– Nồi nước thuốc và bếp đun nước thuốc, khăn bông sạch khô để thấm nước thuốc nóng ở miệng ống giác tre.

  1. Bệnh nhân: Được hướng dẫn về tác dụng của giác, vị trí cần giác, cách phối hợp với thầy thuốc (yên tĩnh, phản ánh cho thầy thuốc những cảm giác khó chịu bất hường nếu có,…)
  2. Thầy thuốc: Hướng dẫn cho bệnh nhân những điều cần thiết khi giác. Chỉ tiến hành giác khi bệnh nhân đồng ý. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho lần giác, và tiến hành giác.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

Bệnh nhân nằm/ ngồi, bộc lộ những nơi cần giác.

Thầy thuốc:

– Xác định vị trí cần giác.

– Dùng bông cồn 700 sát trung miệng ống giác, sát trùng da vùng cần giác.

– Chọn ống giác to, vừa, nhỏ thích hợp với vùng giác.

– Chọn phương pháp giác: Giác lửa hay giác nước thuốc.

* Giác lửa: Dùng lửa vào ống giác dể đuổi khí bằng 1 trong các cách sau:

+ Dùng kẹp kẹp một cầu nhỏ bông thấm cồn 70-900, dùng lửa đốt cháy rồi ngoáy lửa trong lòng ống giác xong lập tức ấn miệng ống giác xuống da hơi giác, miệng ống giác bị hút chặt.

+ Dùng kẹp kẹp một cầu nhỏ bông thấm cồn, dùng lửa đốt  cháy rồi bò vào thành trong lòng ống giác, xong lập tức ấn miệng ống giác xuống da nơi giác miệng ống giác bị hút chặt, lửa tắt.

+ Dùng một mảnh giấy mền gấp lại, đốt cháy khoảng 3cm rồi bỏ vào thành trong lòng ống giác, xong lấp tức ấn miệng ống giác xuống da nơi giác, miệng ống giác bị hút chặt, lửa tắt.

+ Dùng một mảnh  bông cồn 700 – 900 dán vào thành trong lòng ống giác, dùng lửa đốt cho cháy, rồi ấn miệng ống giác xuống da nơi giác, miệng ống giác bị hút chặt, lửa tắt.

* Giác nước thuốc: (dùng sức nóng của nước thuốc đuổi khí trong ống giác).

Có nồi nước thuốc phù hợp với bệnh, đun sôi vài phút thì thả ống giác tre vào nước thuốc, tiếp tục đun sôi 2 – 3 phút.

– Dùng kẹp gắp ống giác ra, miệng hướng xuống dưới, vẩy cho róc nước, lấy khăn sạch khô thấm cho khô miệng ống  giác và làm giảm sức nóng, sau đó ấn miệng ống giác xuống da nơi giác, miệng ống giác bị hút chặt.

Giác kết hợp với châm: Có 2 cách.

+ Châm xong rút kim, rồi giác chỗ châm.

+ Châm xong lưu kim, rồi giác chùm lên kim.

+ Rút kim rồi giác: Châm huyệt đạt đắc khí, làm thủ thuật tả 10 phút rồi rút kim; Lập tức giác chỗ châm, có thể thấy ở lỗ châm có ít máu hoặc ít dịch thoát ra.

+ Châm xong lưu kim rồi giác:

Châm huyệt đạt đắc khí xong; Lập tức giác chùm lên kim, đầu dán kim cần cách đáy ống giác khoảng vừa phải để đáy ống giác không ấn kim xuống làm cho hoặc kim cong lại, hoặc kim vào sâu hơn có thể gây tai biến.

Giác kết hợp với châm: Thường có 2 cách: chích trước giác sau, và giác trước chính sau.

+ Chích trước giác sau:

– Dùng kim 3 cạnh chích huyệt hoặc nơi có bệnh.

– Lập tức giác chùm lên vết chích để hút máu, mủ ra.

– Lưu ống giác 10 – 15 phút.

+ Giác trước chính sau:

– Giác lên vị trí cần giác, lưu ống giác 10 – 15 phút đến khi thấy da vùng giác ửng đỏ.

– Sau khi nhấc ống giác, lập tức dùng kim 3 cạnh chích rách ra, dùng tay nặn chỗ chích cho ra tí máu.

Nhấc ống giác:

– Dùng tay trái ấn nhẹ ống giác nghiêng về bên trái, dùng ngón trỏ hoặc ngón tay phải ấn xuống da phía bên  phải chỗ miệng ống giác, để không khí lọt vào trong ống giác, ống giác tự long ra và nhấc lên. Không nên cố sức kéo hoặc xoay ống giác để nhấc lên vì có thể làm tổn thương da.

– Sau khi nhấc ống giác, lấy vải sạch lau sạch.

– Vô trùng miệng chỗ châm chích máu, mủ, băng lại nếu cần.

V.GHI CHÉP, BÁO CÁO:

– Phản ứng của bệnh nhân: Yên tĩnh hợp tác, khó chịu, các phản ứng khác.

– Thay đổi ở da nơi giác:

+ Da có bọng nước, thành ống giác cũng có giọt nước (biểu hiện có thấp)

+ Da có bọng nước màu tím, đen (biểu hiện có thấp và huyết ứ lâu ngày)

+ Da có màu nâu sẫm tím, hoặc đỏ tím (biểu hiện có huyết ứ)

+ Da có màu sắc không thay đổi, sờ vào không thấy ấm (biểu hiện người bệnh có chứng hư hàn).

+ Da có hơi ngứa hoặc có nếp nhăn (biểu hiện có chứng phong)/.

VI.DẶN DÒ BỆNH NHÂN:

– Tránh cọ sát da vùng giác, nếu có ngứa không nên gãi rách xước da.

– Vết bầm ở da chỗ giác sẽ tự tiêu trong vài ngày, không cần xử lý.

– Thay băng hàng ngày (nếu giác để hút máu mủ ở mụn nhọt)

– Nếu có phỏng nước, giữ sạch băng lại, sẽ tự xẹp.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

4 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Binh
Binh
3 năm trước

Có bọng nước như này là bị làm sao bác sỹ.

Van Minh
Van Minh
6 năm trước

Tôi bị cảm lạnh lâu ngày(3 tuần) sau khi đánh cảm trứng luộc và gừng thấy dây bạc bị xanh tím và cả vàng đỏ, bệnh đỡ nhưng vẫn thấy đắng miệng và ra mồ hôi trộm, tôi đã đun lá xông và ngâm chân. Hiện người còn đau mỏi sau bả vai và vẫn dễ toát mồ hôi, có vẻ vẫn còn chứng cảm. Vậy có nên giác hơi k và giác vùng nào ? Cám ơn bác sỹ tư vấn.