[Da liễu] Nhọt, Hậu Bối

(Furoncle, anthrax)


I. NGUYÊN NHÂN NHỌT, HẬU BỐI


– Nhọt là viêm nang lông sâu do tụ cầu vàng gây nên. ngay từ lúc khởi phát, các tổ chức trung bì xung quanh và ở giữa nang lông cũng đã bị viêm và hoại tử.

Hậu bối là một tập hợp gồm nhiều nhọt.

Điều kiện thuận lợi để phát nhọt là vệ sinh da kém, da bị sây sước, toàn trạng giảm sút, gầy yếu, mệt mỏi, đường huyết cao, thiếu sinh dưỡng.


II. TRIỆU CHỨNG NHỌT, HẬU BỐI


– Nhọt khởi đầu là một viêm nang lông, phần cổ nang lông nhiễm cộm lan ra các tổ chức xung quanh, da trên vùng đó trở nên đỏ. Khối viêm tấy càng ngày càng lan to, tạo thành hình chóp nón, phù tại chỗ, ấn vào đau, trên đỉnh có một mụn nhỏ. Về sau hoá mủ toàn bộ. Thành của nang lông và tổ chức trung bì vùng lân cận hoại tử tạo thành cái ngòi của nhọt cuối cùng nhọt sẽ vỡ ra, chảy ra một số giọt mủ. ở miệng nhọt đã vỡ, ngòi của nhọt màu vàng nhạt vẫn dính vào thành của nang lông và ngậm rất nhiều mủ. Có thể lấy ngòi ra bằng một cái kìm, mủ sẽ thoát ra cùng với ngòi, khi hết mủ nhọt sẽ lành và để lại một vết sẹo trên da.

– Nhọt có thể gây biến chứng do nhiễm khuẩn lan rộng. Trầm trọng nhất là viêm tắc tĩnh mạch xoang ở mặt thứ phát sau nhọt khu trú ở môi trên hoặc rãnh mũi má gọi là nhiễm tụ cầu ác tính ở mặt, trước kia thường dẫn đến tử vong. Ngày nay tiên lượng đã thay đổi nhờ có kháng sinh. Nhọt ở ống tai rất đau, Hậu bối là nhiều nhọt cụm lại. Khối viêm rộng rất đau kèm theo các triệu chứng toàn thân. Nhiều mụn mủ

bao bọc chóp của khối viêm về sau vỡ ra tạo thành nhiều miệng. Tổ chức hoại tử tạo thành nhiều ngòi nên phải thời gian lâu sau mới hết mủ. Sau khi lành cụm nhọt tức hậu bối để lại sẹo to xâu, do mất nhiều tổ chức. Cũng có trường hợp hậu bối ác tính lan toả, rất cứng thường xảy ra ở người già yếu, dễ gây tử vong.

– Nhiều nhọt tái phát hàng tháng, hàng năm được gọi là bệnh nhọt, thường gặp ở người gầy yếu, làm việc quá sức nhất là những người bị bệnh đái tháo đường, vì vậy cần kiểm tra đường niệu và đường huyết.


III. ĐIỀU TRỊ NHỌT, HẬU BỐI


1. Điều trị tại chỗ

Thay đổi tuỳ theo các giai đoạn phát triển của nhọt. Không nên đắp gạc ướt hoặc băng kín, không được nặn nhọt vì làm như vậy nhiễm khuẩn sẽ lan rộng.

a. Ở giai đoạn nhọt khởi phát, có thể dùng dung dịch: iod aceton 15g, bôi lên nhọt ngày 2 lần sáng và chiều tối, vùng da xung quanh bôi cồn long não.

b. Ở giai đoạn nhọt đã phát triển, phun nước cất, dung dịch 1% kẽm sulfat pha với nước muối sinh lý 3 – 4 lần trong ngày hoặc lau sạch phần da trên nhọt bằng ether xong bôi thuốc mỡ collargol 10%, mỡ erythromycin 3%, ichtyol nguyên chất cho đến khi nhọt vỡ mủ.

c. Ở giai đoạn nhọt đã vỡ mủ, lấy ngòi bằng kim đã tiệt khuẩn, lấy nhẹ nhàng không kéo dật. Nếu nhọt chậm vỡ mủ, có thể dùng kim chủng đậu chích cho mủ chảy ra và lấy ngòi. Khi đã hết ngòi và mủ, rửa sạch bằng ether và băng bằng mỡ kháng sinh. Chỉ can thiệp bằng phẫu thuật trong trường hợp nhọt hậu bối rộng. Khi khối viêm nhiễm đã mềm cần chích rộng theo hình chữ thập, tháo mủ và loại bỏ các tổ chức hoại tử với động tác hết sức nhẹ nhàng, tỷ mỉ, rửa vết loét bằng ether hoặc nước oxy già và bằng bằng mỡ kháng sinh.

2. Điều trị toàn thân

Cần điều trị kháng sinh toàn thân sớm liều mạnh và phối hợp. Mặc dù ngày càng nhiều chủng tụ cầu kháng lại kháng sinh nhưng penicilin vẫn thường được sử dụng đầu tiên để điều trị những trường hợp nhọt quan trọng.

Có thể dùng Bipenicilin từ 2 triệu đơn vị đến 4 triệu đơn vị kết hợp với 1g streptomycin tiêm bắp chia 2 lần trong ngày từ 3 – 4 ngày. Nếu không kết quả sử dụng các loại kháng sinh khác như các loại cephalosporin, 2g – 4g ngày, gentamicin 80mg – 120mg/ngày. Trường hợp bệnh rất nặng, nhiễm tụ cầu ác tính ở mặt, chỉ định tiêm truyền tĩnh mạch: kháng sinh, kết hợp với sinh tố C liều cao. Nâng cao thể trạng bệnh nhân.

– Các trường hợp nhọt có tầm quan trọng vừa phải, có thể sử dụng các loại kháng sinh uống như erythromycin, tetracy- clin, chloramphenicol, oleandomycin, dựa theo kháng sinh đồ nếu có điều kiện, liều lượng 1 – 2g/ngày trung bình trong 8 ngày.

Điều trị bệnh nhọt tái phát nhiều lần: kết hợp với kháng sinh cần tiêm thêm các loại vắcxin tụ cầu, stock vắcxin hoặc vắcxin tự thân tiêm dưới da, bắt đầu liều nhỏ (1/4ml tăng dần đến 2ml, tất cả 8 – 10 lần). Mỗi tuần tiêm 1-2 lần, khi phản ứng của lần tiêm trước đã hết.

Chế độ ăn uống: hạn chế chất đường, chất bột, rượu, tăng cường vitamin và chất đạm.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận