Chăm sóc bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi

A. ĐỐI VỚI BỆNH KHÔNG PHẪU THUẬT:

Bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi loại không di lệch hoặc di lệch vừa thường được điều trị bảo tồn:

– Bệnh nhân trẻ có thể được bó bột chậu đùi bàn chân và cho tập sớm.

– Bệnh nhân lớn tuổi, đa số được bó bột chống xoay

– Gãy liên mấu chuyển điều trị bảo tồn thường lành xương sau 3 -5 tháng nhưng biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi do nằm lâu.

lienmau1

Hình ảnh gãy liên mấu chuyển xương đùi phải

I. Mục đích chăm sóc:

1. Tuần đầu:

– Tập ngồi dậy sớm, co duỗi nhẹ chân đau, tập thở bụng, không thòng chân đau xuống giường

– Tập gồng các ngón chân bên đau và các chi còn lại

– Ăn nhiều thịt, cá, rau các loại, uống nhiều nước

– Nằm trên giường rộng rãi không nệm, có thể lót 1 lớp nệm mỏng loại chống loét.

– Dùng 1 gối tròn nhỏ dài 40-50cm để giữa 2 đầu gối để 2 chân (nếu có ).

2. Tuần thứ 2:

– Vẫn chăm sóc như trên và  tăng cường các thuốc chống loãng xương.

3. Tuần thứ 3-4:

– Tăng co duỗi khớp háng và gối nhiều hơn.

4. Tuần thứ 5:

– Bỏ gối nhỏ giữa 2 đầu gối, có thể cắt bỏ bột, cho thòng 2 chân xuống mép giường.

5. Tuần thứ 6 trở đi:

– Tập đi 2 nạng, lúc đầu chống nhẹ chân đau, sau đó chống mạnh dần.

– Sau 3 tháng có thể bỏ nạng dần.

II.Những điều nên tránh:

– Khép 2 chân lại sẽ làm ngắn chân.

– Lót gối hoặc khăn vào khoeo chân gây co rút khớp gối chân đau hoặc cả 2 chân.

– Nằm quá lâu trên giường dễ bị loãng xương.

*Chú ý:

– Cần tái khám ngay nếu thấy đau nhiều hơn bình thường hoặc loét ở mông, cẳng chân kéo dài.

– Theo dõi các biến chứng do bột như: loét da, chèn ép thần kinh mạch máu, đơ khớp do không cử động.

B. ĐỐI VỚI BỆNH ĐƯỢC PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG:

Gãy liên mấu chuyển là loại gãy dễ có biến chứng vì quá đau, khó lăn trở được trong trường hợp gãy di lệch nhiều.

I. Mục đích chăm sóc:

– Tránh các biến chứng do nằm lâu không lăn trở như: loét da, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng hô hấp….

– Giúp người bệnh tập phục hồi sớm trong đi đứng, sinh hoạt hàng ngày.

II. Phương pháp:

1. Ngày đầu sau mổ:

– Cử động nhẹ nhàng trên giường, theo dõi tổng trạng.

2. Ngày thứ 2:

– Tập ngồi dậy từ từ, dựa lưng trên ván, tập thở bụng, co duỗi nhẹ chân mổ

3. Ngày thứ 3:

– Tập ngồi thòng chân xuống giường.

4. Ngày thứ 4:

– Tập đi bằng khung tập đi hoặc 2 nạng khi tổng trạng cho phép theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Ngày thứ 5 -7:

– Có thể cho về, tắm nắng mỗi sáng, tập đi.

6. Ngày thứ 10-14:

– Cắt chỉ, tăng co duỗi khớp háng.

7. Ngày thứ 15 -30:

– Tập đá tạ, chống mạnh dần chân đau.

– Tái khám mỗi tháng, XQuang kiểm tra (nếu cần). Sau 2 tháng bỏ nạng bên chân đau.

– Sau 3,4 tháng bỏ nạng còn lại.

– Khoảng 4-6 tháng xương lành.

III. Những điều nên tránh:

– Nằm quá lâu trên giường dễ bị loãng xương.

– Không dám cử động vì sợ xương lệch lại.

– Tránh tréo chân và ngồi xổm.

– Tránh chống mạnh chân đau quá sớm.

*Chú ý:

– Cần tái khám ngay nếu thấy sự tự nhiên đau nhiều hơn bình thường.

ĐD Phạm Thị Huỳnh Công – Ngoại CT

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

6 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lê Bảo Hà
Lê Bảo Hà
5 năm trước

Kính thưa bác sĩ
Tôi năm nay 42 tuổi bị gãy liên mấu chuyển xương đùi trái đã được phẩu thuật kết hợp xương. Đến nay đã 23 ngày. Tôi cần tập luyện thế nào. Cần đi tái khám không. Cám ơn nhiều

Lê Bảo Hà
Lê Bảo Hà
5 năm trước

Kính thưa bác sĩ
Tôi năm nay bị gãy liên mấu chuyển xương đùi trái đã được phẩu thuật kết hợp xương. Đến nay đã 23 ngày. Tôi cần tập luyện thế nào. Cần đi tái khám không. Cám ơn nhiều

Đỗ Phú
Đỗ Phú
6 năm trước

Thưa bác sỹ, em 32 tuổi, bị TNGT gãy liên mấu chuyển xương đùi trái, x quang sau phẫu thuật như vậy có tốt không bác sỹ.