Châm cứu co giật cấp tính ở trẻ em

Những dấu hiệu co giật cấp tính ở trẻ em thường là: Khởi bệnh đột ngột bằng sốt cao, vật vã; sau đó hôn mê, mắt nhìn trừng trừng, cứng hàm, cứng gáy, người ưỡn ra sau, các chi co giật có thể kéo dài hay kịch phát, thở nhanh… Sốt có thể là nguyên nhân gây co giật cấp tính: tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến vẫn là viêm não dịch tễ thể B và viêm màng não do não cầu khuẩn (meningococcus), các bệnh não do nhiễm độc, như viêm phổi nhiễm độc, lỵ, nhiễm độc. Châm cứu có thể hạ nhiệt độ và ngừng co giật, nhưng nguyên nhân gây co giật cần được xác định ngay để tiến hành điều trị nội khoa hoặc áp dụng biện pháp thích đáng khác.

Điều trị: Chọn huyệt theo triệu chứng. Kích thích mạnh.

Chỉ định huyệt: Nhân trung, Thiếu thương, Thập tuyên (Kỳ huyệt).

Huyệt theo triệu chứng:

Sốt cao: Đại chuỳ, Khúc trì.

Tinh thần u ám: Nội quan, Thái xung.

Triệu chứng kích thích màng não: Phong trì, Thân trụ.

Phù não: Á môn, Phục lưu.

Suy hô hấp: Tố liêu.

Nhiều đờm dãi: Liệt khuyết, Phong long.

Thời kỳ hồi phục:

Run chân tay: Thủ tam lý, Thiếu hải, Dương lăng tuyền.

Giảm thị lực: Cầu hậu (kỳ huyệt), Quang minh.

Lác mắt: Tình minh, Đồng tử liêu.

Mất tiếng: Á môn, Thông lý.

Khó nuốt: Liêm tuyền, Chiếu hải.

Trong khi lên cơn, châm Nhân trung và Thập tuyên (kỳ huyệt), sau đó châm nặn máu huyệt Thiếu thương.

Các huyệt khác có thể được chọn tuỳ theo triệu chứng.

Khi cần, nên phối hợp điều trị nội khoa, vì co giật cấp tính tiến triển khá nhanh.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận