Cây Thiên niên kiện | Vị thuốc đông y

THIÊN NIÊN KIỆN

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Homalomena occulta (Lour.) Schott. Họ: Ráy(Araceae).

Tên khác: Sơn thục, Bao kim, Ráy hương, Sơn phục, Vắt vẻo, Vạt hương (Tày), Hìa hẩu ton(Dao), T, rao yêng (K, ho), Duyên (Ba na).

Cách trồng: Trồng bằng hạt hoặc thân rễ. Nhưng hiện nay, cây này còn mọc nhiều, nên thu hái từ thiên nhiên.

Bộ phận dùng và cách bào chế: Thân rễ. Đào về, cắt thành từng đoạn dài 10-27cm, phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhanh ở nhiệt độ <500C cho khô đều mặt ngoài, làm sạch vỏ và cắt bỏ rễ con rồi phơi, sấy ở nhiệt độ 50-600C cho đến khô.

Tác dụng và liều dùng: Trừ phong thấp, mạnh gân xương. Dùng để chữa các chứng bệnh: Thấp khớp, các khớp tay, chân tê, bại, nhức mỏi, nhất là ở những người cao tuổi.

Liều dùng: 6-12g/ngày dạng thuốc sắc, ngâm rượu, bột.

Các bài thuốc ứng dụng:

Bài 1: Chữa thấp khớp, đau nhức xương:

Thiên niên kiện 12g, Rễ cỏ xước 40g, Hy thiêm 28g, Thổ phục linh 20g, Cỏ nhọ nồi 16g, Ngải cứu 12g, Thương nhĩ tử 12g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Hoặc dùng bài sau đây ngâm rượu uống: Thiên niên kiện, Kê huyết đằng, Hà thủ ô trắng, Ngũ gia bì, Rắn hổ mang, Rắn ráo, Rắn cạp nong.

Bài 2: Chữa đau bụng kinh:

Thiên niên kiện, Rễ bưởi bung, Rễ bướn bạc, Gỗ vang, Rễ sim rừng, các vị đều 8-12g sắc uống.

Bài 3: Chữa dị ứng, mẩn ngứa:

Thiên niên kiện, Sả, Gừng, mỗi vị đều 10g, sắc uống trong ngày.

Bài 4: Chữa đau lưng xảy ra đột ngột sau khi nhiễm lạnh, mưa, ẩm thấp:

Thiên niên kiện 8g, Quế chi 8g, Rễ lá lốt 8g, Ý dĩ 16g, Tỳ giải 16g, Kê huyết đằng 16g, Trần bì 6g, Cỏ xước 12g, Rễ xấu hổ 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận