Cây Sài đất | Vị thuốc đông y

SÀI ĐẤT

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Wedelia calendulacea Less. Họ: Cúc(Arteraceae).

Tên khác: Cúc nháp, Ngổ núi, Húng trám, Ngổ đất, Tân sa, Lỗ địa cúc.

Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân có rễ vào mùa xuân. Đất thích hợp là đất mùn, tơi, xốp, ưa ẩm nhẹ, nhiều ánh nắng. Đất sau khi được làm kỹ, vun thành luống như trồng rau cải rồi đánh thành rạch sâu 10cm, cách nhau 20-30cm. Trộn ít phân chuồng hoai vào rạch, đặt hom giống, phủ đất và tưới ẩm. Sau 1,5-2 tháng là cây trưởng thành cho thu hoạch.

Bộ phận dùng và cách bào chế:

Dùng toàn thân, trừ rễ. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Tác dụng và liều dùng:

Dùng để chữa mụn, nhọt, rôm sẩy, viêm tấy ngoài da, đau sưng khớp, chốc đầu.

Liều dùng: 50g-100g tươi/ngày. Dùng khô liều bằng một nửa liều tươi.

Đơn thuốc ứng dụng:

Bài 1: Chữa viêm tấy ngoài da, lở loét, mụn nhọt, chốc đầu, viêm bàng quang:

Sài đất tươi 100g rửa sạch, giã với một ít muối ăn, thêm 100ml nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục cho đến khi hết bệnh. (Nếu dùng khô 25g sắc uống).

Bài 2: Chữa mụn nhọt mới phát làm sưng, đau nhức:

Sài đất tươi 50g – 80g rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt ( Nếu mụn nhọt đã mưng mủ thì không có tác dụng).

Bài 3: Chữa quai bị:

Sài đất 20g, Bồ công anh 16g, Kinh giới 12g, Kim ngân 12g, Thổ phục linh 12g, Chỉ xác 12g, Cam thảo nam 8g, Bạc hà 6g.

Sắc uống ngày 1 thang .

Bài 4: Chữa mẩn ngứa ở trẻ em:

Sài đất 20g, Rau má 10g, Lá khế 5g.Tất cả rửa sạch sắc với 300ml nước còn 80ml, chia 3 lần cho trẻ uống trong ngày. Bã thuốc còn lại đun tiếp với 500ml nước còn 300ml. Lấy khăn tẩm nước thuốc còn ấm lau khắp người cho trẻ.