Cây Hành | Vị thuốc đông y

HÀNH, THÔNG BẠCH

HÌNH ẢNH, TÁC DỤNG, VỊ THUỐC NAM, ĐÔNG Y, BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH, THUỐC BẮC

Tên khoa học: Allium ascalonicum L. Họ: Hành (Liliaceae).

Tên khác: Hành tăm, Củ nén, Thông bạch, Đại thông.

Cách trồng : Trồng bằng củ. Củ thu hoạch từ những cây thật già, tàn lụi. Khi nhổ củ lên, không rửa nước, mà đem phơi nắng rồi dũ đất, cất làm giống. Trồng vào mùa xuân vào đất mùn tơi ẩm. Bón lót bằng phân chuồng mục trộn lẫn ít tro bếp hoặc phân kali. Chăm sóc như các loại rau khác.

Bộ phận dùng: Lá và củ.( Có thể thay thế hành hoa khi không có hành tăm).

Thu hái ,bào chế: Thường dùng tươi quanh năm.

Công dụng và liều dùng: Có tác dụng ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa tê thấp, cảm mạo do phong hàn.

Liều dùng: 20-60g.

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1 : Chữa cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi, ho:

Hành tươi 20g, Lá tía tô 10g, Gừng tươi 5g.

Hành và tía tô thái nhỏ, gừng giã nhỏ. Nấu cháo với gạo ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi. Ngày ăn cháo như trên 2 lần.

Bài 2 : Chữa thống phong, tay chân sưng đau :

Lá ngải cứu, Hành cả rễ, Gừng cả vỏ 3 thứ bằng nhau giã nát tẩm rượu xào nóng, đắp vào chỗ đau.

Bài 3 : Chữa thương phòng :

Hành 5 củ giã nát hoà 1 chén dấm uống.

Bài 4 : Chữa phù thũng, sưng 2 chân :

Lá hành 1 nắm nấu nước ngâm chân ngày 3-4 lần.

Bài 5: Chữa đỉa chui vào hậu môn:

Hành củ 1 nắm, Mật ong 1 ly nhỏ. Hành bóc vỏ, giã nát trộn vói mật ong. Dùng ống thụt, thụt thuốc vào hậu môn thì đỉa sẽ bị tê liệt, ra theo phân khi đi cầu.

Bài 6: Chữa quai bị với các triệu chứng sưng ở góc hàm, dưới dái tai, ăn, uống đau, sốt:

Hành 3 củ, Bồ hóng bếp 15g, Muối ăn 5g. Tất cả giã nhuyễn, sao ấm rồi đắp vào chổ sưng. Trong sắc lá cối xay 30g uống hàng ngày.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận