Bạn cần biết điều này nếu hay uống nước chè

Chồng tôi nghiện uống chè, sáng ra chưa ăn gì cũng pha một ấm chè đặc ngồi uống. Mong chuyên mục tư vấn, uống chè như thế có hại cho sức khỏe không? Nên uống nước chè vào lúc nào mới thích hợp?

Khánh Dung (Hà Nội)

Mặc dù nước chè rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không uống đúng thời điểm thì lại gây hại đến sức khỏe. Không chỉ uống chè khi chưa ăn sáng gây hại đến sức khỏe mà ngay cả sau khi ăn no cũng không nên uống. Sau đây là những lưu ý bạn cần biết nếu chồng bạn nghiện chè.

*Không uống nước chè lúc đói:

Bụng đói uống nước chè rất dễ say. Biểu hiện là: Tim đập mạnh, chóng mặt, chân tay mệt mỏi, đứng ngồi không yên, cồn cào gan ruột. Nếu chồng bạn bị suy nhược hay yếu thận thì càng không nên uống chè lúc đói vì càng dễ bị say hơn.

*Không uống nước chè ngay sau khi ăn cơm:

Ăn cơm xong mà uống nước chè ngay là không thích hợp. Vì trong lá chè có chứa nhiều chất tananh, khi vào trong dạ dày có thể làm chất protein trong thức ăn sinh cứng. Tốt nhất là nên uống nước chè sau khi đã ăn cơm được 30 phút.

*Không nên thường xuyên uống nước chè đặc:

Trong nước chè có tương đối nhiều chất nhu, có thể làm niêm mạc dạ dày co lại, chất protein rắn lạ lắng xuống, làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến công năng tiêu hóa. Nếu chồng bạn bị bệnh cao huyết áp hoặc bệnh tim, bệnh đái đường … mà uống nước chè đặc lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Ngoài ra, chất nhu có thể ảnh hưởng tới việc hấp thụ sắt của cơ thể, nếu kéo dài sẽ sinh bệnh thiếu máu, thiếu chất sắt. Nước chè đặc cũng có thể ức chế việc phân tiết dịch tiêu hóa gây nên bệnh táo bón.

*Không nên uống quá nhiều nước chè:

Mặc dù nước chè rất tốt nhưng bạn không nên uống quá nhiều. Vì trong lá chè có vi lượng fluor. Đây là vi lượng cần thiết cho cơ thể, song nhu cầu sinh lý mỗi ngày chỉ cần từ 1-1,5mg. Tuy nhiên, flour lại có trong nước chè với hàm lượng khá cao. Nếu chất flour vào cơ thể nhiều hơn mức an toàn mỗi ngày từ 3-4.5mg dẫn đến tích tụ trúng độc. Khi bị trúng độc, sẽ có biểu hiện: Men răng biến màu thành màu vàng, màu nâu hoặc màu đen; tứ chi và xương sống bị đau, sai khớp xương…

*Người bị sốt nóng không được uống nước chè:

Khi bị sốt nóng không nên uống nước chè vì trong lá chè có chất trà kiềm có thể làm tăng nhiệt độ trong cơ thể. Đồng thời, nước chè có thể làm giảm đi hoặc vô hiệu hóa tác dụng của thuốc trị bệnh.

*Người thiếu máu không nên uống nước chè:

Người bị thiếu máu mà nghiện nước chè thì sẽ càng khiến cho bệnh trầm trọng thêm. Vì chất sắt trong thức ăn nhập vào đường tiêu hóa, qua tác dụng của dịch vị, chất sắt bậc cao chuyển thành chất sắt bậc thấp mới được cơ thể hấp thụ.

Trong chè có một lượng nhu toan rất lớn, nhu toan dễ kết hợp với chất sắt bậc thấp, hình thành chất nhu toan sắt không tan, do đó gây trở ngại cho việc hấp thụ sắt, khiến cho người thiếu máu càng bị thiếu.

Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Nguồn: giadinh.net.vn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận