Huyệt Khổng Tối

HUYỆT: Khổng Tối

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt có tác dụng thông lên mũi (tỵ khổng), làm tuyên thông Phế khí, vì vậy dùng trị các bệnh ở tỵ khổng (mũi), vì vậy gọi là Khổng Tối (Trung Y Cương Mục).

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Ở bờ ngoài cẳng tay, trên cổ tay 7 thốn, nơi gặp nhau của bờ trong cơ ngửa dài hay bờ ngoài của cơ gan tay to với đường ngang trên khớp cổ tay 7 thốn, trên đường thẳng nối huyệt Xích Trạch (P 5) và Thái Uyên (P 9).

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 6 của kinh Phế.

• Huyệt Khích của kinh Phế.

TÁC DỤNG

Nhuận Phế, chỉ huyết, thanh nhiệt, giải biểu, điều giáng Phế khí.

CHỦ TRỊ

Trị tay và khuỷu tay đau, ho, suyễn, amidal viêm, phổi viêm, ho ra máu.

CHÂM CỨU

Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 7 tráng, Ôn cứu 5 – 15 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là bờ trong cơ ngửa dài, bờ ngoài cơ gan tay to, cơ sấp tròn, cơ gấp chung nông các ngón tay.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.

PHỐI HỢP HUYỆT


1.Phối Á Môn (Đc 15) trị mất tiếng (Tư Sinh Kinh).

2.Phối Khúc Trạch (Tb 3) + Phế Du (Bq 13) trị ho ra máu (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Đại Chùy (Đc 14) + Phế Du (Bq 13) trị phổi viêm (Châm Cứu Học ThượngHải).

THAM KHẢO

• Phối Đại Chùy (Đc 14) + Phế Du (Bq 13) trị phổi viêm (Châm Cứu Học Thượng

“Nhiệt bệnh mồ hôi không ra: chọn huyệt Khổng Tối” (Giáp Ất Kinh).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận