Y học cổ truyền xơ vữa động mạch

Đại cương

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn đầu gây tử vong và tàn tật ở các nước phát triển. Mặc dù bệnh khá phổ biến nhưng một vài tính chất cơ bản của bệnh vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ.

Atherosclerosis, tên gọi của bệnh nói lên tình trạng tích tụ của mỡ làm thành trong mạch máu bị dày lên.

Bệnh không xuất hiện trên tất cả các động mạch của cơ thể. Thông thường nó xuất hiện ở động mạch chủ bụng, kế đến là động mạch vành tim, trước khi tấn công đến các động mạch chậu và động mạch não. (Các động mạch cảnh ngoài, động mạch vú, động mạch nách không bao giờ thấy xơ vữa động mạch dù chưa rõ lý do).

Chỉ những biến chứng của bệnh mới làm thấy rõ bệnh. Trong một thời gian dài, tiến triển của xơ vữa động mạch rất yên lặng, không triệu chứng và đơn thuần chỉ là những thay đổi về giải phẫu. Những sang thương trên dài dần trong lòng động mạch làm dòng máu chạy chậm lại, tạo nên tắc nghẽn mạch, đưa đến những hội chứng thiếu máu cấp và mạn. Những biến chứng của xơ vữa động mạch gồm:

Động mạch

Biến chứng

– Mạch vành tim

– Đau thắt ngực

– Nhồi máu cơ tim

– Đột tử

– Suy tim

– Dưới đòn

– Cướp máu dưới đòn

– Động mạch cảnh

– Hệ thống ĐM tủy – thân nền

– Động mạch não

– Cơn thiếu máu não thoáng qua

– Tai biến mạch máu não do thiếu máu nuôi

– Động mạch thận

– Suy thận

– Huyết áp cao

– Động mạch mạc treo

– Thiếu máu mạc treo

– Nhồi máu mạc treo

– Động mạch chi dưới

– Khập khễnh cách hồi

– Thiếu máu nuôi cấp tính

(Những biến chứng của xơ mỡ động mạch)

Nguyên nhân và dịch tễ học

Theo y học hiện đại

Cho đến nay, bệnh xơ vữa động mạch vẫn chưa được rõ nguyên nhân. Người ta nhận thấy đã có nhiều yếu tố tham gia vào sự hình thành bệnh lý này. Những nghiên cứu dịch tễ học tiến hành trong vòng 35 năm gần đây đã xác định được những yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển bệnh. Chúng được gọi dưới tên là “những yếu tố nguy cơ”.

Tuy nhiên, để giúp định hướng xử trí, cần chú ý đâu là yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch giải phẫu và đâu là yếu tố nguy cơ của những biến chứng của xơ vữa động mạch.

Yếu tố nguy cơ của những biến chứng của xơ vữa động mạch: thể hiện mối liên quan giữa yếu tố phơi nhiễm và biến chứng → ta có thể dự kiến rằng nếu tác động trên yếu tố này sẽ làm giảm nhanh tần số xuất hiện biến chứng ấy. Ví dụ: hút thuốc và biến chứng mạch vành.

Yếu tố nguy cơ của của xơ vữa động mạch giải phẫu: thể hiện mối liên hệ nhân quả giữa yếu tố phơi nhiễm và sự phát triển về mặt giải phẫu của mảng xơ vữa → ta có thể dự kiến rằng nếu tác động trên yếu tố này sẽ làm giảm từ từ tần số xuất hiện biến chứng ấy. Ví dụ tình trạng tăng cholesterol máu và tăng athérome → biến chứng mạch vành.

Do đó, dù nguyên nhân của bệnh xơ vữa động mạch chưa rõ nhưng với định nghĩa tạm thời về nguyên nhân (yếu tố mà khi giảm sẽ dẫn đến sự giảm bớt tổn thương giải phẫu xơ vữa động mạch hoặc tần suất bệnh) và yếu tố nguy cơ (yếu tố mà sự hiện diện gia tăng sẽ dẫn đến sự gia tăng tổn thương giải phẫu hoặc tần suất bệnh).

Tăng Cholesterol máu được xếp vào những nguyên nhân của xơ vữa động mạch:

Có một mối liên quan trên khắp thế giới giữa con số trung bình Cholesterol máu trong một quốc gia, sự phát triển về mặt giải phẫu của xơ vữa động mạch và tần suất các bệnh tim thiếu máu trong các quốc gia ấy. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc làm giảm Cholesterol máu, dù với phương tiện nào cũng làm chậm sự phát triển xơ vữa động mạch và cuối cùng là giảm tỷ lệ tư vong các bệnh mạch vành.

Giá trị Cholesterol đòi hỏi một sự trị liệu

Tuổi

Cholesterol toàn phần

20 – 29

2 g/l = 5,16 mmol/l

30 – 39

2,2 g/l = 5,68 mmol/l

> 40

2,4 g/l = 6,19 mmol/l

Cholesterol di chuyển trong máu bằng cách gắn vào các Proteines tạo thành các Lipoproteines. Có 2 nhóm Lipoproteines chính:

Nhóm tỷ trọng thấp LDL (Low density Lipoprotein): trong nhóm này chuyên chở chủ yếu là approteines B. Đây là dạng mà Cholesterol được mang đến các tế bào → Nếu LDL hay approteines B càng cao, nguy cơ xơ vữa động mạch càng lớn.

Nhóm tỷ trọng cao HDL (High density Lipoprotein): nhóm proteines chuyên chở chủ yếu là approteines A1 càng cao, nguy cơ xơ vữa động mạch càng thấp.

Tăng huyết áp được xếp vào những nguyên nhân của xơ vữa động mạch:

Xơ vữa động mạch chỉ thấy xuất hiện trong những vùng chịu ảnh hưởng của áp lực động mạch cao. Người ta không thấy xơ vữa động mạch trong các tĩnh mạch saphene hoặc cở động mạch phổi (trừ phi tĩnh mạch saphene ở trong tình trạng động mạch hóa hoặc có tình trạng tăng áp động mạch phổi).

Tình trạng huyết áp càng tăng, tình trạng phát triển giải phẫu của xơ vữa động mạch càng nhiều và biến chứng xơ vữa động mạch càng lớn.

Hiện nay chưa có chứng minh rõ ràng giảm huyết áp làm giảm sự phát triển xơ vữa động mạch, nhưng đã chứng minh được mối quan hệ giữa giảm huyết áp và giảm biến chứng thiếu máu não và thiểu năng vành.

Hút thuốc lá được xếp vào những nguyên nhân của những biến chứng của xơ vữa động mạch:

Tần số của NMCT, đột tử, viêm tắc động mạch chi dưới mạn tính đều tăng một cách đáng kể với sự kiện hút thuốc lá. Không thấy có mối liên hệ giữa hút thuốc lá và sự phát triển giải phẫu của xơ vữa động mạch.

Những yếu tố nguy cơ của biến chứng xơ vữa động mạch ít mạnh mẽ hơn:

Tình trạng giảm vận động thể lực.

Stress.

Béo phì.

Tăng Triglycerides máu.

Dùng thuốc ngừa thai uống.

Những yếu tố nguy cơ rất lớn của xơ vữa động mạch, nhưng không có cách ngừa:

Phái nam.

Tuổi.

Yếu tố di truyền.

Theo y học cổ truyền

Xơ vữa động mạch là bệnh lý rất phổ biến. Như trên đã nêu, phần lớn mảng xơ vữa không gây ra triệu chứng và rất nhiều trường hợp không bao giờ có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Trong khi đó những bệnh danh y học cổ truyền chủ yếu được dựa trên những triệu chứng chức năng khi biến chứng của bệnh đã xuất hiện.

Dựa vào những cơ sở lý luận y học hiện đại và y học cổ truyền, có thể biện luận về cơ chế bệnh sinh, bệnh lý xơ vữa động mạch theo y học cổ truyền như sau:

Có thể nói rằng nhiễm mỡ xơ mạch theo y học cổ truyền, dù do nguyên nhân nào cũng đều gây bệnh thông qua cơ chế “Đàm thấp”. Đàm thấp (có thể hóa hỏa hoặc không) sẽ làm tắc trở khí huyết lưu thông trong kinh mạch. Tùy theo tình trạng tắc trở trong kinh mạch xảy ra ở đâu mà biểu hiện lâm sàng sẽ là:

Ở Tâm với triệu chứng Tâm thống, Tâm trướng.

Ở kinh lạc mà xuất hiện triệu chứng tê, đau, yếu liệt.

Ở Can, Thận gây chứng Huyễn vựng, Đầu thống.

Điều trị kết hợp và theo dõi

Đối với bệnh lý xơ vữa động mạch, phòng bệnh là yếu tố quan trọng hàng đầu. Việc phòng bệnh cần thực hiện phải từ lúc còn trẻ và suốt cuộc đời. Chủ yếu là loại trừ những yếu tố nguy cơ.

Tiết chế

Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi là nguồn cung cấp sinh tố, ion K+, Mg++, các chất anti-oxydants.

Cần quan tâm đến sinh tố E là một chất anti-oxydants rất có lợi cho phòng xơ vữa động mạch. Sinh tố E có nhiều trong thức ăn thảo mộc và trong những loại dầu như dầu mộng lúa mì, dầu hướng dương, dầu bắp…

Chất xơ ngoài tác dụng chống táo bón, còn có tác dụng giữ lại Cholesterol trong lòng ống tiêu hóa, hạn chế sự hấp thu Cholesterol vào máu, làm giảm LDL, VLDL, Trglycerides trong máu.

Do có nhiều loại tăng mỡ trong máu khác nhau, người thầy thuốc cần chú ý đến những chế độ tiết chế phù hợp:

Tiết chế giảm Cholesterol là sửa đổi chế độ ăn từ nhiều chất béo no sang béo không no.

Béo no Béo không no.

Sữa và chất chế biến từ sữa – Cá.

Mỡ động vật – Dầu hướng dương.

Ăn Cữ:

Rau – Trứng > 2 trứng/tuần.

Trái cây – Sò, hến.

Cá – Heo.

Thức ăn nướng – Bò, bê.

Dầu ô liu, hướng dương, đậu nành – Dầu phộng.

Yaourt – Sữa, bơ, fromage.

Có thể dùng margarine từ hướng dương.

Chế độ làm giảm mỡ (dành cho Hyperlipidemie).

Cữ giảm:

Bánh mì – Heo.

Bánh nướng – Cừu.

Khoai tây – Bê.

Đậu Hà lan – Vịt.

Bắp – Cá hồi.

Gạo – Cá mồi.

Bột.

Thức uống có đường, sirô – Fromage (trừ yaourt).

Rượu – Chuối.

Tráng miệng có đường – Nho.

Trái cây khô.

Chế độ ăn làm giảm Triglycerides: cữ thức ăn ngọt, sôđa, sirô, chocolate, rượu.

Thay đổi cách sống

Cũng nhằm loại bỏ những yếu tố nguy cơ như:

Bỏ ngay thuốc lá.

Giữ thái độ tâm thần thích hợp, lạc quan – Tránh căng thẳng thần kinh.

Phối hợp với chế độ ăn: Thiết lập chế độ hoạt động thể lực đều đặn hàng ngày, nhất là người cao tuổi. Nguyên tắc của chế độ tập luyện này là “dùng nhiều cơ tứ đầu đùi để bớt dùng cơ tim”. Thực hiện những bài tập Dưỡng sinh đều đặn.

Điều trị tích cực, đúng đắn những bệnh có liên quan

Điều trị bệnh tăng huyết áp, tiểu đường.

Điều trị giảm cholesterol bằng thuốc:

Nhóm Fibrate:

Cơ chế: Ức chế tổng hợp cholesterol ở gan.

Tác dụng: Giảm 20% cholesterol. Giảm 40% triglycerides.

Tác dụng phụ: * Làm tăng tác dụng thuốc chống vitamin K.

Tăng creatinin.

Tăng Transaminase.

Chỉ định: Hyperlipidemie mixte (nhất là khi cholesterol > 2,8 g/l).

Liều dùng:

Lipanthyl 100-300 mg/j, Lipur ® (Gemfibrozil) 900 mg/j.

Ciprofibrate, Lipanor ® 100 mg/j.

Bézafibrate ® 400-600 mg/j.

Nhóm ức chế HMG-CoA Reductase:

Tác dụng: Giảm 30% cholesterol, rất hiệu quả trong tăng cholest máu gia đình.

Tác dụng phụ:

Đau cơ.

Tăng Transaminase và CPR.

Tăng nhẹ các thuốc chống vitamin K.

Chỉ định: Tăng Cholesterol máu đơn thuần.

Liều dùng:

Simvastatine, Zocor ®, Lodals ® 10-20 mg/j.

Pravastatine, Vasten ®, Elisor ® 10-40 mg/j.

Nhóm Résines:

Dùng vì tác dụng phụ ở hệ tiêu hóa, dùng phối hợp với nhóm 2.

Cơ chế: Chelation các acid mật có chứa cholesterol.

Tác dụng: giảm 15% cholesterol.

Tác dụng phụ:

Táo bón.

Rối loạn tiêu hóa.

Giảm tác dụng các thuốc chống vit K, Digital và kích tố giáp.

Chỉ định: Tăng Cholesterol gia đình.

Liều dùng: Cholestyramine, Questran ® 3-6 gói/ngày.

Nghệ:

Cơ chế: thông mật, lợi mật, giảm cholesterol

Tác dụng: Vị cay đắng. Tính ôn.

Quy kinh Can Tỳ, phá ác huyết, huyết tích, kim sang.

Tác dụng: sát trùng, kháng khuẩn, sinh cơ và chỉ huyết.

Tác dụng phụ: người âm hư mà không ứ trệ thì không nên dùng.

Liều 4-6 g.

Ngưu tất:

Cơ chế: Lợi tiểu. Vị chua đắng, tính bình, không độc.

Vào 2 kinh Can, Thận.

Tác dụng: Phá huyết, hành ứ (sống), bổ Can Thận, mạnh gân cốt (chín).

Liều 12-16g.

Tỏi:

Cơ chế: Hạ Cholesterol, hạ huyết áp.

Vị cay, tính ôn, hơi độc. Vào 2 kinh Can, Vị.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bằng đới trùng tích, huyết lỵ.

Tẩy uế, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đờm, đầy chướng.

Tác dụng phụ: Phàm âm hư nội nhiệt, thai sản chớ dùng, hôi miệng.

Liều dùng: 4-8 g.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận