Y học cổ truyền nhược năng tuyến giáp (viêm tuyến giáp Hashimoto)

Đại cương

Theo y học hiện đại

Viêm tuyến giáp Hashimoto còn gọi là viêm tuyến giáp tiên phát, là bệnh viêm tuyến giáp có thâm nhiễm limpho bào hay viêm tuyến giáp tự miễn , hay gặp ở nữ (nữ nhiều hơn nam 4 lần). Bệnh có liên quan tới yếu tố gia đình, liên quan đến hệ HLA với globulin, được Hashimoto phát hiện năm 1912.

Bằng phương pháp ngưng kết hồng cầu, người ta đã xác định được 2 loại kháng thể ở những bệnh nhân nhược năng giáp trạng: kháng thể kháng thyroglobulin (AntiTg) và kháng thể kháng microsom của tế bào tuyến giáp (Anti – M). Nồng độ Anti – Tg ³ 1/10 chiếm khoảng 60% số bệnh nhân và nồng độ Anti – M ³1/100 chiếm khoảng 94% số bệnh nhân. Anti Tg là một kháng thể IgG; còn Anti – M phải có 1 bổ thể có khả năng gây độc tế bào. Tế bào giáp là đích để kháng thể và bổ thể phá huỷ gây cơ chế miễn dịch độc (được phát hiện ở một số bệnh nhân), đôi khi do lắng đọng phức hợp miễn dịch gây viêm cầu thận. Hiện nay, người ta đã phát hiện được trong huyết thanh của những bệnh nhân bị bệnh này có 7 loại kháng thể TGA (thyroglobulin antigen).

TMA (thyromicrosom antigen).

Màng tế bào của tuyến giáp trạng T3, T4, TSI.

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Tuổi trung niên, đa phần là nữ có tuyến giáp trạng to, bất luận chức năng tuyến giáp trạng như thế nào cũng có thể nghĩ đến viêm tuyến giáp trạng.

Kiểm tra xét nghiệm:

TGA huyết thanh: 70 – 80% số bệnh nhân có phản ứng dương tính. TMA huyết thanh: 90% số bệnh nhân trên có phản ứng dương tính (kháng thể kháng giáp lưu hành hiệu giá cao :AntiTg, AntiM).

Cố định iot phóng xạ thường cao.

Chụp nhấp nháy gắn phóng xạ đồng đều.

Theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền căn cứ vào biểu hiện lâm sàng qui về các phạm trù “Hư lao”. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của nó là tinh thần uất ức kéo dài, tình chí thất thường, can mất điều hoà dẫn đến can khí uất kết, khí trệ huyết ứ. Nếu như can khí uất kết lâu ngày, khí uất hóa hoả, tổn thương âm dịch sẽ sinh âm hư nội nhiệt hoặc can dương thượng cang. Nếu bệnh tình kéo dài lâu ngày thì âm tổn cập dương dẫn đến tỳ thận dương hư.

Biện chứng luận trị

Thể can uất khí trệ

Bướu to dưới cổ, mật độ rắn chắc, không đau nuốt, có thể di động. Thời kỳ đầu, triệu chứng nghèo nàn hoặc có thể thấy tình chí uất ức, hay giận dữ cáu gắt, sợ nóng, ngực sườn đầy tức, đa hãn tâm quí, tâm thống, rêu vàng mỏng, mạch huyền.

Pháp điều trị: sơ can lý khí – khư ứ tán kết.

Phương thuốc: “sài hồ sơ can tán” hoặc “tiêu giao tán” gia giảm.

Sài hồ 10g Xích thược 10g.

Phục linh 15g Xuyên khung 6g.

Chỉ sác 10g Hương phụ 10g.

Đương qui 10g Chích cam thảo 6g.

Gia giảm: gia xuyên luyện tử, hạ khô thảo có thể có tâm phiền tình chí uất ức thêm: viễn trí, toan táo nhân, tâm quí, tâm loạn gia thêm: chích cam thảo dùng đến 12 – 15g, thiên môn đông, mạch môn đông.

Thể âm hư sinh nội nhiệt

Bướu to dưới – trước cổ, chắc, không đau, tinh thần khẩn trương, hư phiền bất kiềm chế, triều nhiệt tư hãn, nam giới di tinh, nữ giới kinh ít hoặc bế kinh hoặc 2 mắt lồi sáng, 2 tay run, tâm quí tâm hoảng, lưỡi hồng ít tân, mạch tế sác hoặc huyền tế sác. Thể này ít gặp.

Phương pháp điều trị: tư âm thanh nhiệt – nhuyễn kim tán kết.

Phương thuốc: “kỷ cúc địa hoàng thang” gia giảm.

Kỷ tử 15g Cúc hoa 10g.

Sinh địa 15g Đan bì 10g.

Phục linh 10g Hoài sơn 25g.

Mạch môn đông 10g Hoàng tinh 20g.

Sơn thù nhục 10g.

Gia giảm:

Nếu hư hoả tương đối vượng thì gia thêm: tri mẫu, hoàng bá.

Bướu cổ to thì gia thêm: qui bản, hạ khô thảo, mẫu lệ.

Nếu di tinh, hoạt tinh thì gia thêm: kinh anh tử, khiếm thực.

Tỳ thận dương hư

Trước – dưới cổ có bướu to, sắc mặt nhợt trắng (trắng bủng), hình hàn chi lạnh, lưng gối đau mỏi, đầu choáng mắt hoa; nam giới dương nuy hoặc là ít tinh, lãnh tinh; nữ giới kinh nguyệt không đều, thường quá nhiều sắc nhợt hoặc bế kinh, đới hạ; da xanh chi lạnh hoặc tinh thần uỷ mị; mặt phù chi nặng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng hoạt hoặc nhờn, mạch trầm tế hoặc trầm tế nhược. Thể này thường gặp nhiều hơn các thể khác.

Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận.

Phương thuốc:

Thận dương thiên hư : chọn bài “kim quĩ thận khí hoàn”.

Chế phụ phiến 10g Nhục quế 10g.

Thục địa 15g Sơn thù nhục 10g.

Phục linh 10g Đan bì 10g.

Hoài sơn dược 15g Trạch tả 10g.

Tỳ thận dương hư: chọn bài “tả qui hoàn” gia giảm.

Thục địa 15g Hoài sơn dược 15g.

Nhục quế 10g Câu kỷ tử 10g.

Sơn thù nhục 10g Đỗ trọng 10g.

Lộc giác giao 10g Chích cam thảo 5g.

Can khương 10g Thỏ ty tử 15g.

Gia giảm:

Nếu thiếu khí loạn ngôn, tinh thần uỷ mị thì gia thêm: hoàng kỳ, đẳng sâm.

Sợ lạnh, sợ rét, lưng gối đau mỏi thì gia thêm: tang ký sinh, dâm dương hoắc.

Nếu mặt phù chi thũng thì bỏ cam thảo và gia thêm: phục linh, trạch tả.

Nếu khí – huyết đều hư thì chọn dùng “thập toàn đại bổ”.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận