[Xoa bóp] Xoa bóp cải thiện tình trạng viêm khớp do gút

Xoa bóp khớp giúp tăng cường dinh dưỡng bao hoạt dịch tăng tiết chất nhờn làm trơn ổ khớp, qua đó giảm đau và cải thiện chức năng vận động cho người bị gút (gout).

Xoa bóp khớp giúp tăng cường dinh dưỡng bao hoạt dịch tăng tiết chất nhờn làm trơn ổ khớp, qua đó giảm đau và cải thiện chức năng vận động cho người bị gút (gout).

Xoa bóp làm cho sự cung cấp máu đến khớp xương, bao khớp, gân cơ, dây chằng được tốt hơn, gia tăng sự tiết hoạt dịch và làm cho dây chằng luôn giữ vững tính đàn hồi của nó. Do đó, xoa bóp có thể đề phòng bệnh thoái khớp, đề phòng và chữa những biến chứng của bệnh thấp khớp, làm vận động của khớp xương dễ dàng hơn.

Ở người viêm khớp gút: khớp ngón chân cái là nơi thường bị đau nhiều nhất cần xoa bóp và vận động khớp nhiều ở khớp ngón chân cái. Việc xoa bóp và vận động ngón chân cái chỉ thực hiện khi bệnh đã ổn định.

Tư thế bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc đứng cạnh bên.

Vùng bàn ngón chân:

Bóp nắn cơ khớp ngón chân cái (H.1): dùng đầu ngón tay thầy thuốc xoa, bóp nắn từ đầu ngón chân đến gốc ngón chân cái của người bệnh.

Day kéo các ngón chân cái (H.2): dùng hai ngón tay thầy thuốc day kéo các ngón chân cái của người bệnh.

Vê ngón chân cái (H.3): dùng 2 ngón tay thầy thuốc đặt vào khớp đốt ngón chân cái di chuyển theo theo 2 chiều ngược nhau.

Vờn ngón chân cái (H.4): 2 bàn tay thầy thuốc ôm lấy ngón chân cái di chuyển theo chiều ngược nhau.

Vận động khớp ngón chân cái: (quay, dang, khép, gập, duỗi, kéo giãn) ngón chân cái.

– Quay ngón chân cái: dùng ngón 1 và 2 của tay trái thầy thuốc giữ đốt bàn ngón chân cái cần được quay, ngón 1 và 2 của bàn tay phải giữ đầu ngón chân cần được quay, sau đó quay theo xuôi và ngược chiều kim đồng hồ.

– Dang ngón chân cái: lấy ngón 2 của bàn chân bệnh nhân làm chuẩn, ngón chân cái từ gần ngón 2 đưa ra xa là dang ngón chân cái.

– Khép ngón chân cái: lấy ngón 2 của bàn chân bệnh nhân làm chuẩn, ngón cái từ xa đưa lại gần ngón 2 là khép ngón chân.

Gập ngón chân cái (H.6): các ngón chân cái co hướng vào lòng bàn chân.

– Duỗi ngón chân cái (gập lưng): các ngón chân cái duỗi thẳng ra hướng vào lưng bàn chân.

– Kéo dãn ngón chân cái (H.7): dùng 2 ngón tay của thầy thuốc kẹp ngón chân cái bệnh nhân ở giữa, kéo mạnh xuôi theo ngón, có thể nghe tiếng kêu.

Vùng bàn chân:

Chà xát: dùng một tay ở mu chân, một tay ở gan bàn chân. Chà xát mu chân và gan chân như động tác mài dao .

Miết cơ (H.8): dùng đầu ngón tay miết vào những kẽ xương bàn của ngón chân.

Bóp nắn gân: bóp nắn gân Asin mềm ra: bóp huyệt Côn lôn, Thái khê.

Tìm điểm đau và day điểm đau.

Day ấn huyệt vùng bàn ngón chân: Giải khê, Xung dương, Thái bạch, Dũng tuyền, Thái khê, Côn lôn, Kinh cốt, Công tôn.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận