[Bệnh học] Viêm phổi kỵ khí và áp xe phổi (chẩn đoán và điều trị)

Những điểm thiết yếu để chẩn đoán

Ảnh hưởng do sặc hít.

Vệ sinh răng miệng kém.

Sốt, sút cân, khó chịu.

Đờm hôi thối (gần một nửa bệnh nhân).

Thâm nhiễm một vùng phổi, một hay nhiều nơi có hang hay có tràn dịch màng phổi.

Các nhận xét chung

Hít phải một ít các chất xuất tiết ở mồm họng trong khi ngủ có thể gây bệnh biến chứng do hít phải các chất là hen về đêm, giãn phế quản, viêm phổi do hóa chất, tắc cơ giới đường hô hấp và nhiễm khuẩn phổi – màng phổi. Người dễ bị mắc bệnh do nguyên nhân trên là những người tri giác suy giảm do dùng thuốc, rượu, thuốc giảm đau gây mê, có bệnh của hệ thần kinh trung ương, khả năng nuốt giảm do bệnh của thực quản hay do rối loạn thần kinh, người có đặt ống nội khí quản, các ống đặt vào dạ dày qua mũi làm hư hại cơ chế bảo vệ cơ giới đường hô hấp.

Bệnh viêm quanh răng làm tăng các khuẩn kỵ khí trong chất hít phải kết hợp với mỗi lượng lớn hơn các vi khuẩn tương tự nhiễm khuẩn phổi – màng phổi kỵ khí. Hít phải các chất ở mồm họng đầu tiên dẫn đến viêm phổi trong các vùng phổi như các thùy phía sau của các thùy trên và các thùy trên đáy của các thùy dưới. Tư thế người bệnh khi hít phải các chất quyết định vùng nào của phổi bị ảnh hưởng, các triệu chứng lúc đầu âm thầm. Dàn dà người bệnh đi khám khi đó có thể viêm phổi hoậi tử, áp xe phổi, mủ.

Khoảng 2/3 bệnh nhân viêm phổi hoại tử, áp xe phổi bị nhiễm khuẩn chỉ với vi khuẩn kỵ khí nhiều chủng. Hầu hết số bệnh nhân còn lại bị nhiễm với cả hai loại ái khí và kỵ khí. Vi khuẩn kỵ khí phân lập được hay gặp nhất là bacteroides melaninogenicus, liên cầu kỵ khí và Fusobacterium nucleatum.

Các triệu chứng và dấu hiệu

Bệnh nhân nhiễm khuẩn phổi – màng phổi thường có triệu chứng như sốt, sụt cân, khó chịu. Ho có đờm mủ hôi thối gợi đến nhiễm khuẩn kỵ khí, còn nếu ho không có đờm cũng không loại trừ được nhiễm khụạn loại này.

Các xét nghiệm cận lâm sàng

Đờm khạc ra không phù hợp để nuôi cấy vi khuẩn kỵ khí. Vì có các chủng ở miệng lây nhiễm trong đờm. Chất nuôi cấy phải lấy xuyên qua khí quản hoặc khi soi phế quản với bàn chải được bảo vệ tránh nhiễm khuẩn. Hút qua lồng ngực hay xuyên qua khí quản ít khi có chỉ định vì các nhiễm khuẩn phổi – màng phổi kỵ khí đáp ứng tốt với penicillin hay clindamycin.

Chẩn đoán hình ảnh

Nhiễm khuẩn kỵ khí các loại khác nhau có biểu hiện trên phim X quang khác nhau có thể phân biệt được. Áp xe phổi có biểu hiện trên phim X quang là một hang đơn độc thành dầy bao quanh có vùng đông đặc. Thường hang có mức khí – dịch. Các bệnh có thể tạo hang khác là lao, nấm phổi, ung thư, nhồi máu phổi, u hạt Wegener. Viêm phổi hoại tử được phân biệt bởi có hang ở nhiều nơi trong các vùng phổi đông đặc. Viêm màng phổi mủ đặc trưng bởi có dịch màng phổi (chọc lồng ngực có mủ). Siêu âm có giá trị chỉ rõ nơi có dịch và cũng có thể phát hiện các ngăn màng phổi.

Điều trị

Penicillin G (1- 2 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch 4 giờ một lần) là điều trị thông thường nhiễm khuẩn phổi – màng phổi kỵ khí. Penicillin V (0,6 – 1g cứ 6 giờ uống một lần) có thể dùng sau khi tình trạng đã được cải thiện do dùng penicillin G tiêm tĩnh mạch. Clindamycin (600 mg tĩnh mạch 8 giờ một lần tới khi tình hình được cải thiện sau đó uống 300mg 6 giờ một lần) nhiều người dùng thay cho penicillin khi điều trị nhiễm khuẩn phổi – màng phổi kỵ khí. Co hai nghiên cứu cho thấy nó hiệu qủa hơn penicillin khi điều trị cho nhiễm khuẩn phổi kỵ khí mắc phải ở cộng đồng. Điều trị bằng kháng sinh nên tiếp tục cho tới khi có ổn định thể hiện trên phim X quang phổi, một qúa trình đòi hỏi phải một tháng hay hơn. Điều trị bệnh phổi – màng phổi kỵ khí đòi hỏi phải dẫn lưu đầy đủ. Điều trị viêm màng phổi mủ cần đặt ống mở lồng ngực nhưng dẫn lưu màng phổi mở đôi khi cũng cần vì khuynh hướng của loại nhiễm khuẩn này là tạo nên các ngăn trong khoang màng phổi.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận