Vì sao ngày càng nhiều người mắc ung thư phổi?

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 ca mắc mới và hơn 19.500 ca tử vong do ung thư phổi. Các chuyên gia dự kiến, đến năm 2020, con số này có thể lên đến 34.000.

Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư phổi

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi gia tăng “chóng mặt” qua các năm.

Trên thế giới, có rất nhiều trường hợp người nổi tiếng qua đời vì ung thư phổi. Walt Disney – cha đẻ của hãng phim hoạt hình nổi tiếng trên thế giới qua đời vì ung thư phổi ở tuổi 65. Hay diễn viên gạo cội xứ Hàn, Kim Ja Ok – người được mệnh danh là “bà mẹ quốc dân” qua đời ở tuổi 63 sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư phổi mặc dù không hề hút thuốc lá.

Trao đổi về vấn đề này, PGS. TS. Thầy thuốc nhân dân Đoàn Hữu Nghị – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết, ung thư phổi là bệnh thường gặp hàng đầu ở nam và nữ. Ngoài hút thuốc lá – nguyên nhân chính gây ra 90% các trường hợp, việc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, các hóa chất độc hại,… cũng có thể gây ra ung thư phổi. Tuy nhiên, những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là: người trên 40 tuổi, người hút thuốc lá nhiều, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc và hóa chất, vv…

Những thủ phạm gây ung thư phổi

vietnamnet

Thuốc lá – thủ phạm gây ung thư phổi và 13 bệnh ung thư khác

Năm 2000, số người mắc ung thư phổi tại Việt Nam là 6,905 người. Sau 13 năm, con số đã tăng lên gấp 4 lần với 22.000 người mắc mới và 19.500 người tử vong. Dự báo tới năm 2020, con số này sẽ lên tới 34.000 – một con số đáng báo động về sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh nguy hiểm chết người này. Các yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

Thuốc lá: khói thuốc lá đến nay là yếu tố nguy cơ chính và quan trọng nhất đối với bệnh ung thư phổi, gây ra khoảng 90% trường hợp ung thư phổi trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới. Theo đó, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam rất cao, ước tính 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49,0% phơi nhiễm tại nơi làm việc. Một thống kê tại Bệnh viện K cho thấy bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8%, không hút thuốc là 3,2%.

Ô nhiễm môi trường: một số hóa chất có trong môi trường, nhất là ở các khu công nghiệp nặng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Độ tuổi: thường gặp nhiều nhất ở tuổi 40-60 tuổi, tuy nhiên độ tuổi này đang ngày càng hạ thấp dần.

Địa lý: ở các nước công nghiệp phát triển, ung thư phổi rất thường gặp, ở thành thị bị nhiều gấp 5 lần ở nông thôn.

Nghề nghiệp: công nhân làm việc ở một số mỏ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn như: mỏ phóng xạ uranium, mỏ kền, mỏ cromate; công nhân làm việc trong một số ngành nghề có tiếp xúc amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt.

Tiền sử bệnh cá nhân: ung thư phổi xảy ra trên những sẹo xơ là vấn đề đã đề cập khá nhiều. Các sẹo xơ thường là do lao, nhồi máu phổi, viêm phổi hoặc bệnh bụi phổi. Cơ chế gây bệnh chưa rõ nhưng theo các chuyên gia, sự xơ hóa làm tắc nghẽn mạch bạch huyết gây tích tụ các chất sinh ung có thể dẫn đến ung thư.

Tiền sử bệnh gia đình: ung thư phổi chưa được chứng minh là di truyền nhưng nếu trong nhà có người mắc bệnh ung thư phổi thì những người còn lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Phòng tránh ung thư phổi- việc cần làm ngay hôm nay

vietnamnet

Tầm soát ung thư phổi nhằm phát hiện sớm ung thư phổi, tăng cơ hội điều trị thành công.

Theo BS. Nghị, ung thư phổi là bệnh lý ác tính. Nếu được phẫu thuật ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm ở bệnh nhân ung thư phổi có thể đạt 50%. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đều được chẩn đoán ung thư phổi ở giai đoạn muộn, đã có di căn xa. Tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tháng tới một năm là 90%. Do vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.

Để ngăn ngừa ung thư phổi, việc cần làm là bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu, có chế độ ăn uống khoa học. Người thường xuyên làm việc ở môi trường ô nhiễm, hóa chất, phóng xạ cần có những biện pháp bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa chỉ là tương đối, vì vậy, tất cả những người trên 40 tuổi, hoặc sớm hơn nếu hút thuốc lá, gia đình có tiền sử mắc ung thư phổi nên tầm soát ung thư phổi định kỳ 1 lần/năm. Bất cứ khi nào có triệu chứng bất thường như: ho dai dẳng, khó thở, tức ngực, …cần đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám ngay lập tức.

Nhằm giúp phát hiện sớm ung thư, tăng cơ hội sống, hiện nay Bệnh viện Thu Cúc đang cung cấp nhiều gói tầm soát ung thư, trong đó có ung thư phổi. Đã có nhiều trường hợp nhờ tầm soát ung thư và phát hiện bệnh sớm, đã điều trị thành công.

Để được tư vấn và đặt lịch tầm soát ung thư hoặc điều trị ung thư, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây:

Khoa Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Đặt khám tầm soát ung thư: 1900 55 88 96/ Hotline: 0904.970.909

Tư vấn điều trị với bác sĩ Singapore: 0907.245.888

Email: [email protected]

Website: ungbuouvietnam.com

Minh Tuấn

Nguồn Vietnamnet

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận