[Ngoại khoa] Vết thương bàn tay – khám và xử trí

Vết thương bàn tay hay gặp. Chừng 1/3 là các thương tích đầu ngón tay. Khi bàn tay bị thương tổn rộng: da, đứt gân, gãy xương thì cần sơ cứu đúng cách và xử trí cấp cứu xong trong một thì mổ. Mổ nhiều lần kết quả xấu. Một thương tích nhỏ khu trú mà không xử trí tốt, không luyện tập tốt thì 1-2 tháng sau bàn tay sẽ có nhiều thương tổn mới: nhiều khớp xương bị cứng, nhiều gân dính, cơ bị teo, xương loãng vôi v.v… bàn tay lúc ấy rất nhiều di chứng khó chữa so với thương tổn đơn giản ban đầu. Trước một thương tổn phức tạp, nếu bệnh ,nhân phải mổ lúc nửa đêm về sáng chẳng hạn.

Kíp mổ mệt, dụng cụ thiếu v.v… theo lý thuyết tốt nhất là nên để lại mổ phiên vào một buổi sáng sau đó. Trong cấp cứu chỉ làm việc sơ cứu thôi.

SƠ CỨU VẾT THƯƠNG BÀN TAY

Khi có vết thương phức tạp, nếu cần để lại, mổ vào một buổi sáng thuận lợi hơn thì cần sơ cứu cho tốt. Sơ cứu bao gồm:

  • Rửa sạch dầu mỡ đất cát ở bàn tay với xăng hoặc ête và xà phòng, với nước ấm xối rửa, cắt móng tay.
  • Băng vô khuẩn bàn tay hơi ép để cầm máu, gác tay cao cho máu xuôi về tim dễ dàng.
  • Nẹp bất động bàn tay.
  • Cho kháng sinh ngừa uốn ván.

KHÁM LÂM SÀNG

  • Mô tả kích thước, vị trí vết thương phần mềm.

Khám thương tổn máu và rối loạn tưới máu nuôi các ngón: bấm móng tay cho mềm cho trắng ra, xong thả xem tình trạng tưới máu vi quản hồng trở lại ở nền móng.

  • Khám thương tổn thần kinh cảm giác:

+ Thần kinh quay: cảm giác ở mu tay, khe ngón 1-2.

+ Thần kinh giữa: cảm giác đốt 3 ngón 2-3.

+ Thần kinh trụ: cảm giác đốt 2 và 3 ngón 5.

Khám gân

+ Đứt chỗ bám tận gân duỗi: đốt 3 ngón tay gấp 30° không duỗi thẳng được.

+ Đứt gân gấp chung nông: ngửa bàn tay trên bàn, lấy cái bút đè đốt 1 ngón tay xuống bàn, yêu cầu gấp đốt 2: nếu không gấp được, đứt gân gấp nông.

+ Đứt gân gấp chung sâu: bàn tay để như trên, lấy cái bút đè đốt 2 ngón tay xuống bàn, nếu không gấp được đốt 3 ngón là đứt gân gấp chung sâu.

Khám xương: phát hiện thương tổn xương bằng phim X quang 2 tư thế.

XỬ TRÍ THƯƠNG TÍCH CỤT NGÓN TAY

Mất phần mềm đầu ngón ở đốt 3: chuyên khoa chuyển vạt hình tam giác 2 bên che đầu múp ngón. Vạt có máu nuôi ở nền.

Có thể lấy 1 miếng da rời nửa dầy (0,4-0,5mm) chọc lỗ cho thoát dịch, khâu che đầu ngón.

Có thể khâu che vối vạt da có cuông ở gan tay.

Có hội phẫu thuật chuyên khoa cho rằng thay băng, để liền sẹo tự nhiên là tốt nhất.

Mẩu xương còn lại ở nền đốt 2 cần cố giữ lại, đó là bám tận gân gấp tận sâu và gân duỗi ngón.

+ Cụt đến chỏm đốt 2, cần cố giữ 1/3 giữa, chỗ bám tận của gân gấp nông.

+ Cụt cao hơn, mỏm cụt sẽ vướng, sau này chuyên khoa sẽ xét. Mỏm cụt ngắn ở ngón 2 hay 5 chuyên khoa sẽ lấy bỏ xương đến nền đốt bàn. Mỏm cụt ngắn ở ngón 3,4 cũng lấy bỏ đến nền đốt bàn và khâu khép 2 ngón thành lân cận để tránh khoảng trống.

Cụt nhiều ngón, trong cấp cứu cần giữ tất cả phần còn lành, chuyên khoa sẽ xét sau.

Cụt ngón cái cần giữ từng tí một, sau này chuyên khoa sẽ chuyển ngón co cuống mạch (cái hoá) hay lấy ngón tách rời và nối mạch, thần kinh vi phẫu.

VẾT THƯƠNG RÁCH PHẦN MỀM Ở BÀN NGÓN TAY

+ Mổ có garô. cắt lọc sạch lớp sâu, khâu lại. Các vết thương phần mềm ồ bàn ngón phần nhiều khâu kín, không dẫu lưu. ở mô cái, mô út, nhiều cơ, khâu kín da có dẫn lưu. Mất da nhiều thường che da, vá da thì 2.

VẾT THƯƠNG ĐỨT GÂN DUỖl

Kỹ thuật cũ, khâu gân theo Bunnell. Kỹ thuật mới, khâu gân theo Kessler cải biên.

Chỉ không tiêu 4/0 khâu nối gân kiểu chữ H. Sau đó dùng chỉ không tiêu, khâu vắt kỹ mép gân chỗ nối. Chỉ vắt 6/0. Bất động nẹp duỗi ngón cho chùng gân. Đe nẹp liên tục 3 tuần, 3 tuần bỏ nẹp tập, lúc nghỉ lại để nẹp – 6 tuần bỏ nẹp. Kết quả cơ năng thường tốt.

VẾT THƯƠNG ĐỨT GÂN GẤP

Người mổ chia gan tay thành 5 vùng

  • Vùng 1: các đầu ngón từ nửa đốt 2 trở ra.
  • Vùng 2: từ nếp gấp gan tay xa đến nửa đốt 2. Đây là vùng “cấm”, vùng khó

khâu, kết quả kém. Kỹ thuật hiện nay kết quả khá nhiều.

  • Vùng 3 và 4: ở gan tay từ nếp gấp gan tay xa đến nếp gấp cổ tay.
  • Vùng 5: cổ tay và cẳng tay thấp.

Khi chỉ bị đứt gân gấp nông

Kỹ thuật mới: khâu gân gấp nông theo Kessler cải biên với chỉ 4/0 và 6/0 như đã nêu. Khâu phục hồi bao gân.

  • Sau mổ bất động nẹp bột mu bàn tay.
  • Khớp bàn ngón gấp 70°.
  • Khớp gian đốt gần và xa để gấp nhẹ 10° hoặc để thẳng.
  • Ba tuần đầu chỉ tập cử động thụ động.
  • Ba tuần tiếp, tập thụ động và chủ động nhẹ. Ngoài 6-8 tuần tập chủ động có

sức cản nhẹ.

Kỹ thuật khâu gân gấp ruỗi đứt: hiện nay được xem là tốt nhất: khâu gân chữ H theo Kessler cải biên vối chỉ cước 4/0 và khâu vắt đứt với chỉ 6/0 nhò kính lúp hay kính phóng đại.

GÃY XƯƠNG HỞ BÀN TAY

Kết hợp xương với đính Kirschner nội tuỷ, để 6 tuần rút.

Dùng nẹp vít cõ nhỏ theo AO tốt song gây dính nhiều hơn.

KHÂU NỐI BÀN TAY NGÓN TAY BỊ ĐỨT RỜI

Tại nơi xảy ra tai nạn bảo quản khô bằng cho phần đứt rời vào túi ni lông

buộc kín xong cho túi này vào phích đá.

Thời gian có kết quả là dưới 6 giờ, càng sớm càng tốt.

  • Nguyên tắc mổ:

Bơm rửa máu với dung dịch héparin.

Kết hợp xương nhanh và vững.

  • Khâu nối 2-3 tĩnh mạch cho một động mạch được khâu nối
  • Thần kinh đứt khâu bó chứ không nhân vỏ bao thần kinh, dùng kính lúp

hay kính hiển vi phẫu thuật.

  • Khâu nối gân theo kiểu Kessler cải biên.
  • Khâu kín da. Nếu có hạn chế kỹ thuật thì thần kinh và gân để lại khâu sau khi ngón rời đã được nuôi tốt.
  • Bất động tối thiểu. Tập sớm.

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU MỔ

  • Có vai trò rất quan trọng: giữ cho các khớp được mềm, gân đỡ dính.
  • Kỹ thuật phục hồi có thay đổi. Cách bất động, cách tập xem ở phần sau mổ đứt gân gấp.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận