Vân môn Huyệt: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh thủ thái âm phế

Vân Môn

Tên Huyệt:

Vân chỉ hơi nước; Môn là nơi ra vào. Nơi con người, Phế khí gống như hơi nước ra vào qua cửa, vì vậy gọi là Vân Môn (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Thiên ‘Thuỷ Nhiệt Huyệt’ (T.Vấn 61).

Đặc Tính:

Nơi phát ra mạch khí của kinh Phế.

Vị Trí huyệt:

Bờ dưới xương đòn gánh, nơi chỗ lõm ngang cơ ngực to, giữa cơ Delta, nơi có gian sườn 1, cách đường ngực 06 thốn, trên huyệt Trung Phủ 1, 6 thốn.

Giải Phẫu:Dưới da là rãnh cơ Delta ngực, cơ ngực to, cơ Delta, cơ dưới đòn, cơ răng cưa to và các cơ gian sườn 1.

Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to, dây thần kinh răng to, dây thần kinh mũ, dây thần kinh dưới đòn, dây thần kinh răng to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 1.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.

Tác Dụng:

Tuyên thông Phế khí.

Chủ Trị:

Trị ho, suyễn, ngực đầy tức, lưng đau.

Phối Huyệt:

1. Phối Khuyết Bồn (Vị 12) trị vai đau không đưa lên cao được (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Ẩn Bạch (Tỳ 1) + Hồn Môn (Bàng quang.47) + Kỳ Môn (C.14) + Phế Du (Bàng quang.13) + Trung Phủ (Phế 1) trị vai đau (Thiên Kim Phương).

3. Phối Bỉnh Phong (Tiểu trường.12) trị vai đau (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Chi Câu (Tam tiêu.5) + Cực Tuyền (Tm.1) + Thiên Trì (Tâm bào.1) + Trung Phủ (Phế 1) trị cơ nhục bị phong thấp (Châm Cứu Học Thủ Sách).

5. Phối Du Phủ (Th.27) + Nhũ Căn (Vị 18) trị suyễn (Phối Huyệt Kinh Lạc Giảng Nghĩa).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0, 5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.

Tham Khảo:

Thiên ‘Thủy Nhiệt Huyệt Luận’ ghi: Vân Môn (Phế 2) + Ngung Cốt (Kiên Ngung – Đại trường.15) + Ủy Trung (Bàng quang.40) + Tủy Không (Yêu Du – Đc.4), 8 huyệt này để tả nhiệt ở tứ chi (Tố vấn 61, 19).