[Sản phụ khoa] Tư vấn xét nghiệm HIV, AIDS ở phụ nữ có thai

Hình thức, địa điểm tư vấn

Nơi tư vấn phải là nơi kín đáo nhưng lại dễ tiếp cận. Do người được tư vấn có thê có những mặc cảm hoặc bị kỳ thị, tuy phòng tư vấn phải có biến tên rõ ràng nhưng không nên ghi hoặc có dấu hiệu gì biếu thị là liên quan đến HIV/AIDS. Trong trường hợp cơ sở thiếu phòng, có thế bố trí cùng chung với phòng tư vấn trước đẻ (cho phụ nữ có thai) hoặc tư vấn KHHGĐ với điều kiện phòng ốc phải cho phép tư vấn cho từng người riêng biệt và kín đáo.

Về nguyên tắc, tư vấn HIV/AIDS là tư vấn riêng biệt. Tuy nhiên, riêng tư vấn trước xét nghiệm có thế được lồng ghép một phần với giáo dục – truyền thông cho từng nhóm nhỏ những đối tượng cùng có nhu cầu tìm hiếu thông tin (còn được gọi là tư vấn nhóm). Có thế to chức từng buổi giáo dục – truyền thông về HIV/AIDS theo nhóm (mỗi nhóm từ 10 – 20 người) có người trình bày hoặc sử dụng phương tiện truyền thông (như băng video) hỗ trợ. Trong các buổi này, những thông tin chung về HIV/AIDS, đường lây truyền, cách phòng tránh có thể được đưa ra cùng vói thảo luận nhóm. Sau đó có thế tiến hành tư vấn riêng biệt cho từng ngưòi có nhu càu để thảo luận về những vấn đề riêng tư của họ. Đây là một cách làm có thể giúp cho việc tiết kiệm thời gian và nhân lực, cung cấp đầy đủ thông tin nhưng vẫn đảm bảo được tính kín đáo khi cần.

Tư vấn trưóc xét nghiệm

Mục đích

Tạo dựng lòng tin của đối tượng đối với người tư vấn.

Tìm hiểu, đánh giá tâm lý, hiểu biết, trình độ học vấn, hoàn cảnh của người được tư vấn.

Cung cấp cho người được tư vấn những thông tin chủ yếu về HIV/AIDS.

Giải thích về các đường lây truyền HIV và cách hạn chế các hành vi nguy cơ.

Xác định nhu cầu, giúp đối tượng vượt qua những lo lắng sợ hãi ban đầu.

Giúp người được tư vấn tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm của mình và hậu quả có thể có, qua đó tự quyết định nhu cầu xét nghiệm HIV cho mình. Đây là một điều rất quan trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai vì nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con.

Cung cấp thông tin về xét nghiệm HIV và ý nghĩa của các kết quả xét nghiệm. Nhấn mạnh tính bí mật của các kết quả xét nghiệm.

Nội dung các bước tư vấn

Bước 1:

Chào hỏi, làm quen. Đây là bước đầu hết sức quan trọng để giúp cho người tư vấn gây được mối thiện cả của đối tượng. Sự tin tưởng của đối tượng sẽ giúp cho người tư vấn tìm hiểu các thông tin về cá nhân và hoàn cảnh kinh tế, y tế, xã hội của gia đình họ một cách cụ thể. Thông qua đó, người tư vấn có thể bước đầu xác định nhu cầu của đối tượng cũng như động cơ khiến họ tìm đến vói mình đế hỗ trợ họ trong các bước sau đó.

Bước 2:

Thảo luận cụ thể để đánh giá hoàn cảnh, kiến thức về HIV/AIDS và mức độ nguy cơ của đối tượng.

Tuỳ theo kết quả đánh giá kiến thức, cung cấp cho người được tư vấn những thông tin cần thiết và thích hợp.

Cung cấp cho người được tư vấn các thông tin chung về HIV/AIDS, thời gian và diễn biến của bệnh.

Cùng vói đối tượng xác định mức độ nguy cơ của họ. Đe đánh giá hành vi nguy cơ, cân phải thảo luận vê nhiêu vấn đề tế nhị như quan hệ, hành vi tình dục, sử dụng ma tuý nhằm mục đích đưa ra lời khuyên thích hợp.

Đối với hành vi tình dục không an toàn, cần phải tìm hiểu hoàn cảnh xảy ra hành vi đó. Có thế có nhiều hoàn cảnh khác nhau bao gồm từ việc có nhiều bạn tình thường xuyên cho đến những trạng thái hưng phấn (do rượu, ma tuý…), bạn bè lôi kéo trong lúc không có bao cao su, hoặc có bao cao su nhưng bị thủng, vỡ. Điều quan trọng là phải nhấn mạnh sự chung thuỷ, chế độ một vợ một chồng và việc sử dụng bao cao su, ngay cả với bạn tình của mình, ngay cả khi nghĩ rằng họ không bị nhiễm. Quan hệ tình dục không an toàn không chỉ xảy ra đối vối quan hệ mại dâm mà còn qua quan hệ vói bạn tình, người yêu. Nguy cơ lây nhiễm HIV không chỉ giói hạn ở tình dục khác giới mà còn tăng lên qua quan hệ tình dục cùng giới, cần chú trọng tư vấn về việc sử dụng bao cao su, đặc biệt là đối với những người hành nghề mại dâm hoặc những người tỏ ra dễ có hành vi tình dục bột phát, không thường xuyên, dễ bị chi phối do hứng khởi. Chính vào lức “cao hứng, bột phát” như vậy là lúc đối tượng dễ quên, bỏ qua việc sử dụng bao cao su nhất.

Đối với những người nghiện chích ma tuý, việc cai nghiện được là lý tưởng.

Tuy nhiên, cai nghiện là một việc khó và lâu dài. Do đó, người tư vấn cần phải nhấn mạnh những nguy cơ của việc dùng chung bơm kim tiêm. Giảm thiếu nguy cơ bằng cách rửa/vô khuẩn bơm kim tiêm, tốt nhất là sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần là hành động có lợi ngay trước mắt để giảm bớt tác hại và có thể dễ dàng đạt hơn. càn phải tư vấn cho những người này cách làm sạch/vô khuẩn bơm kim tiêm đúng cách và cố gắng dùng loại một lần rồi bỏ đi.

Đối với những trường hợp cán bộ y tế bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp hoặc tai nạn trong khi chăm sóc người thân nhiễm HIV hoặc nghi bị nhiễm liên quan đến máu hoặc các chất dịch cơ thể (qua tiêm chích, vết cắt khi mổ, bắn dịch vào mắt, mũi, miệng hoặc vết thương ở da), họ đều phải được tư vấn về lây nhiễm và xét nghiệm HIV cũng như điều trị dự phòng theo quy định của Bộ Y tế.

Đối với người nghi ngờ là đã bị phơi nhiễm, dù là nguy cơ cao hay thấp, người tư vấn cần an ủi, trấn an nỗi lo sợ của người được tư vấn, cung cấp ngay (trước khi có kết quả xét nghiệm) cho họ những thông tin cần thiết đế tránh lây nhiễm cho người khác như tạm thời tránh cho máu, tinh trùng, mô, sữa; thực hiện hành vi tình dục an toàn để bảo vệ bạn tình khỏi bị lây nhiễm.

Đặc biệt đối với phụ nữ, người tư vấn cần nhấn mạnh khả năng dễ bị lây nhiễm HIV của phụ nữ cũng như khả năng lây truyền từ mẹ sang con nếu bản thân người phụ nữ bị nhiễm và có thai đế họ có thế suy nghĩ và tuỳ theo từng giai đoạn mà quyết định xem mình có nên có thai hay không (đối với người phụ nữ chưa có thai) hoặc cách xử trí nếu đang có thai hoặc mối đẻ. cần nhấn mạnh tầm quan trọng của xét nghiệm HIV, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai để có thể can thiệp được sớm, giảm bớt những nguy cơ và hậu quả về sau.

Bước 3:

Thảo luận về những đường lây truyền và không lây truyền HIV, hình thức và thời gian hình thành kháng thể nếu bị lây nhiễm, hình thức xét nghiệm (xét nghiệm tìm kháng nguyên) và những ưu điêm cũng như hạn chê của xét nghiệm, ý nghĩa của giai đoạn cửa sô…

Bước 4:

Thảo luận với đối tượng về ý nghĩa thực tế của các kết quả xét nghiệm lần đầu. Ngay từ khi tư vấn trước khi xét nghiệm, người làm công tác tư vấn cũng cần nhấn mạnh đến ý nghĩa của kết quả xét nghiệm lần đầu:

HIV âm tính không có nghĩa là chắc chắn không bị nhiễm HIV. Người được tư vấn có thể còn ở trong giai đoạn cửa sổ. Do đó vẫn cần phải làm xét nghiệm lại sau khoảng 2-3 tháng để khẳng định lại.

HIV dương tính lần đầu không có nghĩa là chắc chắn đã bị nhiễm HIV mà chỉ có ý nghĩa nghi ngờ. cần phải thử lại bằng hai xét nghiệm khác (theo đúng phương cách 3) ở những cơ sở y tế có khả năng và thẩm quyền để khẳng định cho chắc chắn.

Người tư vấn cũng cần giải thích ngay cho đối tượng trong thời gian này về các khả năng dương tính giả (HI V dương tính nhưng không bị nhiễm) hoặc âm tính giả (HIV âm tính những vẫn bị nhiễm) vì tuỳ theo kỹ thuật xét nghiệm, các khả năng này tuy hiếm (hoặc rất hiếm) nhưng vẫn có thể xảy ra.

Bước 5:

Thảo luận về ảnh hưởng có thể có của các xét nghiệm đối vói người được tư vấn và những người có liên quan. Nhưng ảnh hưởng thực tế của kết quả xét nghiệm có thể bao gồm cả việc thay đổi lối sống trong gia đình, quan hệ tình dục, chăm sóc y tế cho người nhiễm trong gia đình, bảo hiểm y tế, chế độ làm việc trong tương lai… Mục tiêu chủ yếu của bước này là để báo động trước cho đối tượng những hậu quả có thể xảy ra về mặt y tế, tâm lý, cuộc sống gia đình cũng như xã hội chứ không phải để tạo sự lo âu không cần thiết. Ngay từ bước này, người tư vấn cũng cần chú ý rằng việc tư vấn trưốc xét nghiệm không chỉ chuẩn bị riêng cho quá trình xét nghiệm mà còn có khả năng giúp đỡ cho đối tượng thay đổi hành vi của mình để phòng tránh lây nhiễm cho bản thân (nếu kết quả sau đó là âm tính).

Bước 6:

Đánh giá mức độ lo lắng của đối tượng trước xét nghiệm. Mục đích của bước

này là để tìm hiểu cảm nghĩ của người được tư vấn về HIV/AIDS, khả năng phản ứng của họ trước các kết quả xét nghiệm, đặc biệt nếu là HIV(+) để có thể chuân bị tinh thân cho họ chờ đón kết quả. cần phải an ủi động viên đối tượng và nhấn mạnh rằng tình trạng HIV(+) kể cả khi đã được khẳng định, không có nghĩa là AIDS. Người bị nhiễm HIV còn có khả năng sống một thời gian khá dài nữa. Họ không những phải tìm cách tránh lây truyền cho những người xung quanh mà còn có thế sống một cuộc sống có chất lượng và có ích trong thời gian đó.

Bước 7:

Mô tả các bước xét nghiệm, bao gồm việc lấy máu, thời gian chờ đợi, thời gian nhận kết quả, cách thông báo kết quả cho họ. Đồng thời khẳng định lại với đối tượng rằng kết quả xét nghiệm sẽ được giao tận tay họ (trừ khi họ có ý muốn khác) và giữ bí mật.

Đe làm xét nghiệm, kỹ thuật viên cần phải lấy một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch (ở tay) của đối tượng và làm xét nghiệm tìm kháng thể (đối với đại đa số các trường hợp) hoặc kháng nguyên (hiếm khi làm vì tuy rất có giá trị nhưng lại rất tốn tiền).

Bước 8:

Thảo luận với người được tư vấn về lối sống lành mạnh, cách giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm (cho mình và bản thân). Đánh giá trình độ hiểu biết của đối tượng về HIV/ AIDS, các cách phòng tránh. Thông qua đó tư vấn bổ sung để nâng cao trình độ hiểu biết của họ, bàn luận trước (một cách sơ bộ) về các cách họ có thể đối phó trưóc với kết quả xét nghiệm và xử trí. Nhấn mạnh cho đối tượng biết họ có thể có được một số hỗ trợ về mặt xã hội khi cần thiết.

Bước 9:

Hẹn đối tượng ngày tư vấn tiếp theo. Thời điểm tư vấn sau xét nghiệm nên được đặt vào cùng với ngày nhận (ngay sau khi nhận) kết quả xét nghiệm để có thể cùng bàn với họ hưóng xử trí với từng kết quả cụ thể. Không nên để thời gian từ lúc nhận kết quả đến lúc tư vấn sau xét nghiệm kéo dài, tránh tình trạng người được tư vấn có thể bị khủng hoảng về tinh thần.

Cần chú ý rằng cho dù tư vấn trước xét nghiệm có được tiến hành cẩn thận, kỹ lưỡng đến đâu thì ai cũng có thái độ lo lắng, có thể dẫn đến tiêu cực trong thời gian đợi kết quả xét nghiệm. Vì vậy, họ cần phải được hỗ trợ ngay từ khi còn đang chờ kết quả xét nghiệm. Họ cần phải được khuyến khích quay trở lại phòng tư vấn (hoặc gọi điện thoại, nếu cơ sở có máy điện thoại) để được giải đáp những thắc mắc còn tồn tại cũng như hỗ trợ khi cần thiết.

Tư vấn sau xét nghiệm

Người cán bộ trả kết quả xét nghiệm phải có trách nhiệm chuyên môn đê có thể tư vấn hoặc giới thiệu đối tượng đến ngay cán bộ tư vấn, đặc biệt là trong trường hợp kết quả HIV dương tính. Kết quả xét nghiệm phải được giao trực tiếp cho đối tượng, không giao vào tay người khác trừ khi đó là ý muôn đã được đối tượng nêu rõ, Không được thông báo kết quả xét nghiệm băng thư, thông qua điện thoại…

về mặt thời gian, như đã nêu trên, thời điểm tư vấn sau xét nghiệm nên được thu xếp vào cùng ngày hoặc càng sớm càng tốt sau thời điểm nhận kết quả xét nghiệm để có thể kịp thời an ủi động viên người được tư vấn nếu cần.

Đe tránh phải nhắc đi nhắc lại (hoặc bỏ sót) một nội dung nào đó, người tư vấn sau xét nghiệm tốt nhất nên được bố trí đồng thời là người đã tư vấn trước xét nghiệm. Người tư vấn cũng nên có một phiếu hoặc cuốn số ghi chép những điều đã tư vấn/bàn luận từ lần trưốc. Tuy nhiên, đây là một điều khó thực hiện tại nhiều cơ sở.

Trong bất cứ tình huống nào, người tư vấn cũng nên đánh giá lại đối tượng, xem họ đã được cung cấp và còn nhớ những thông tin gì từ lần tư vấn trưốc đế có cơ sở cung cấp thông tin và bàn luận trong lần này, đồng thời nhắc lại những thông tin quan trọng nhất.

Việc thông báo cũng như tư vấn, bàn luận về kết quả xét nghiệm cần phải được tiến hành trực tiếp với đối tượng, đảm bảo nguyên tắc kín đáo, giữ bí mật. Người thân của đối tượng chỉ có thể có mặt trong buổi tư vấn nếu đối tượng trực tiếp yêu cầu.

Tư vấn cho ngưòi có kết quả HIV âm tính

Kết quả xét nghiệm HIV âm tính sẽ khiến cho đối tượng yên tâm, được giải tơả. Tuy vậy, đây vẫn là một cơ hội tốt để khuyến khích người được tư vấn thay đổi hành vi nguy cơ cao (nếu có), tránh lây nhiễm cho bản thân trong tương lai. càn phải nhắc lại những thông tin cơ bản về HIV / AIDS, xác định hành vi nguy cơ cao, khó khăn và thuận lợi trong việc thay đổi hành vi cũng như khuyến khích, khiến cho đối tượng tự tin thay đổi hành vi.

Người tư vấn cũng cần nhắc lại tầm quan trọng của giai đoạn cửa sỗ cũng như khả năng âm tính giả (hiếm gặp) và khuyến khích đối tượng tự nguyện đi xét nghiệm lại sau khoảng 3 tháng để có thể khẳng định chắc chắn hơn.

Tư vấn cho người có kết quả HIV dương tính đã được.khẳng định

Đối tượng có thể đã được chuẩn bị đón nhận kết quả xét nghiệm từ lần tư vấn

trước một cách kỹ lưỡng. Tuy vậy, trong lần tư vấn sau xét nghiệm, nếu kết quả HIV dương tính người tư vấn vẫn cần phải thận trọng xem xét và lựa chọn thời gian thích hợp để thông báo kết quả cho đối tượng.

Dù đôi tượng có thê được chuân bị kỹ càng đến đâu trong lần tư vấn trưốc, việc nhận kêt quả HIV dương tính cũng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề về tâm lý cho họ. Người tư vân cân phải hiêu rõ diễn biến tâm lý của họ cũng như những phản ứng có thể xảy ra để kịp thời có hành động hỗ trợ thích hợp.

Những khả năng phản ứng của người mới nhận kết quả HIV dương tính và cách xử trí hỗ trợ trong tư vấn

Sốc, choáng

Đối tượng tỏ ra bối rối, hoảng loạn, choáng váng, thậm chí có thể xỉu hoặc ngất. Mặc dù có thể đã được chuẩn bị tinh thần từ trước, trong tình trạng này, nếu tiếp tục được tư vấn ngay, đối tượng sẽ không hiểu mình đang được nghe nói về vấn đề gì nữa cả. Trong những trường hợp này, đối tượng cần được ở gần một ai đó gần gũi, thân thiết, tin cậy đế được chăm sóc, an ủi. Nếu không có người thân ở bên cạnh, người tư vấn cần phải cố tạo mối quan hệ thân thiết để trấn an tinh thần cho họ, giúp họ vượt qua giai đoạn này.

Từ chối

Đối tượng tỏ ra không tin vào kết quả, khẳng định là mình không thể bị nhiễm, vẫn khoẻ mạnh bình thường. Đây là một phản ứng mạnh, xảy ra một cách vô thức do sợ hãi và rất hay gặp trong thực tế. Hình thức phản ứng này bắt đầu ngay khi đối tượng được nghe kết quả xét nghiệm và có thể kéo dài hay ngắn tuỳ theo cảm xúc của từng người. Người tư vấn cần phải kiên nhẫn giải thích, không tỏ ra khó chịu đối với đối tượng để làm cho họ hiểu được rằng họ đã bị nhiễm.

Tức giận

Đối tượng có thể tỏ ra tức giận đối với bản thân (tự xỉ vả mình, mặc cảm tội lỗi), đối với người khác (thù ghét người truyền bệnh cho mình, muốn trả thù…) hoặc chung chung (hận đời, đổ lỗi cho tất cả mọi người xung quanh. Người tư vấn nên kiên nhẫn lắng nghe, để cho đối tượng nói hết ra những điều bực tức trong lòng để thấy dễ chịu hơn, đồng thời tìm cách xoa dịu đối tượng.

Lo sợ

Sau khi qua những giai đoạn khủng hoảng ban đầu, hoặc ngay khi nghe thông báo, người có kết quả HIV dương tính có thế tỏ ra lo sợ trước mọi hậu quả mà họ nghĩ ra được là: sợ đau, mất việc, sợ người khác biết, bạn bè đồng nghiệp ruồng bỏ, xua đuổi, tan vỡ hạnh phúc gia đình, sợ chết… Đẻ làm cho họ yên lòng hơn, người tư vấn cần để cho họ bộc lộ hết từng điều lo lắng của mình, trên cơ sở đó giải thích những quyền lợi của họ (quyền được bí mật, Luật bảo vệ sức khoẻ, Luật lao động, những nghề họ có thể tiếp tục được làm…), cũng như hướng dân cho họ thông báo cho gia đình mình hoặc tư vấn cho gia đình họ một cách thích hợp (người bị nhiễm vẫn có thể sống tại nhà mà không làm lây nhiễm cho người khác).

Cô đơn

Cảm giác bị mọi người xung quanh bỏ rơi, xa lánh hoặc tự mình muốn thu mình lại, tránh giao tiếp vói xã hội bên ngoài. Đây thường là một phản ứng muộn. Trong trường hợp này, người tư vấn cần xác định nguyên nhân đế giải quyết vấn đề. Nếu họ thực sự bị gia đình và những người thân xa lánh, cần tư vấn cho cả gia đình họ hiểu rằng HIV không bị lây qua những tiếp xúc thông thường, đồng thời tư vấn cho họ thực hành các hành vi an toàn đế tránh lây nhiễm. Nếu đây chỉ là cảm giác của bản thân đối tượng, người tư vấn cần phải thuyết phục người thân trong gia đình cùng tham gia an ủi cho đối tượng. Điều quan trọng là họ cần phải biết được còn có nhiều người cùng cảnh ngộ, có những nhóm “Bạn giúp Bạn”, hỗ trợ xã hội cần thiết.

Mặc cảm

Cảm giác như mọi người đều đang chú ý đến mình, bàn bạc về kết quả HIV dương tính của mình, tự cảm thấy có tội lỗi, không xứng đáng với mọi người xung quanh. Hãy tư vấn khắng định rằng họ vẫn có thể có một cuộc sống hữu ích cho cuộc sống, cho xã hội và khuyến khích họ thay đổi hành vi theo hướng đó.

Chán nản

Đối tượng cảm thấy tuyệt vọng, thấy mình vô dụng. Nếu không được tư vấn kịp thời, họ có thể có những phản ứng tiêu cực như bỏ ăn dẫn đến suy kiệt cơ thể hoặc nguy hiêm hơn là có thể tự vẫn. Trong trường hợp này, người tư vấn cần khuyến khích họ giao tiếp với xã hội, những người cùng cảnh ngộ, động viên họ nghĩ vê trách nhiệm của mình đối với bản thân và gia đình. Đặc biệt nên vận động người thân của họ tham gia vào quá trình tư vấn để đạt được kết quả tốt.

Chấp nhận

Đây có thê được coi là thái độ tích cực và thường là một phản ứng muộn. Tuy nhiên, những đôi tượng được tư vấn tốt trước xét nghiệm, đặc biệt là những người có hiêu biêt/kiến thức, có thể có thái độ này ngay khi được thông báo kết quả HIV dương tính. Sau một thời gian, khi đối tượng đã vượt qua những khủng hoảng ban đâu, họ băt đâu chấp nhận tình trạng nhiễm HIV, sẵn sàng hợp tác, thay đôi hành vi và tìm giải pháp tốt nhất cho cuộc sống của mình (sống có chât lượng và có ích).

Đây là lúc rất thuận lợi để người tư vấn với đối tượng bàn bạc cụ thể và lập kế hoạch cho cuộc sống tương lai (công việc, gia đình, xã hội) cũng như cách chăm sóc sức khoẻ cho bản thân đối tượng.

Hy vọng

Đối tượng có thể có thái độ tích cực là hy vọng vào cuộc sống tương lai: có thể tiếp tục sống với tình trạng HIV dương tính một thời gian dài, vẫn còn có khả năng sống một cách có ích, chăm sóc cho gia đình, con cái mình, hy vọng người thân trong gia đình mình vẫn có thể khoẻ mạnh có tương lai. cần phải tiếp tục động viên an ủi họ giữ được niềm hy vọng ấy, đồng thời vẫn tư vấn cho họ cách phòng tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận