[Trường phái Châm cứu] Đầu Châm Châm Cứu

PHƯƠNG PHÁP ĐẦU CHÂM

Phương pháp đầu châm còn được gọi là phương pháp chữa bệnh bằng châm ở da đầu. Phương pháp này thể hiện sự kết hợp giữa lý luận y học cổ truyền (châm cứu) và lý luận y học hiện đại (tác dụng của vỏ đại não) và bắt đầu được đề cập đến trong vòng khoảng 40 năm gần đây từ Trung Quốc (Thượng Hải).

VỊ TRÍ VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA CÁC VÙNG CHÂM Ở ĐẦU

NHỮNG TUYẾN QUAN TRỌNG

Trong phương pháp đầu châm có hai tuyến quan trọng nhất. Trên cơ sở của hai tuyến này mà người thầy thuốc xác định được những vùng châm ở đầu:

Tuyến 1 (tuyến chính giữa trước sau): đường dọc giữa đầu, nối từ giữa hai cung lông mày đến đáy hộp sọ.

Tuyến 2 (tuyến mi chẩm): đường nối từ giữa cung lông mày đến đáy hộp sọ (đi ngang qua mí tóc trán và loa tai).

VỊ TRÍ VÀ TÁC DỤNG CỦA NHỮNG VÙNG CHÂM Ở ĐẦU

Vùng vận động

Vị trí: là đường chạy theo mặt bên của đầu. Đường này được xác định bởi:

Điểm trên nằm trên đường dọc giữa đầu và sau điểm giữa tuyến 0,5cm.

Điểm dưới nằm ở giao điểm của tuyến 2 với chân tóc trán.

Vùng này được chia làm 5 phần:

1/5 trên là vùng chi dưới

2/5 giữa là vùng chi trên.

2/5 dưới là vùng mặt.

Tác dụng: điều trị liệt những vùng tương ứng bên đối diện. Đoạn 2/5 dưới còn được dùng điều trị thất ngôn kiểu vận động, chảy nước miếng, phát âm khó.

Vùng cảm giác

Vị trí: đường song song với đường vận động và cách phía sau 1,5cm. Đường này cũng được chia làm 3 đoạn.

1/5 trên là vùng chi dướ

2/5 giữa là vùng chi trên.

2/5 dưới là vùng mặt.

Tác dụng: điều trị những trường hợp đau nhức, tê, dị cảm ở những vùng tương ứng bên đối diện.

Vùng thất điều và run

Vị trí: đường song song với đường vận động và cách phía trước 1,5cm.

Tác dụng: điều trị thất điều ở trẻ em (trong thấp khớp cấp), Parkinson.

Khu huyết quản Khu vận động mạnh Khu vận động

phương pháp đầu châm trong châm cứu
phương pháp đầu châm trong châm cứu

Vùng vận mạch

Vị trí: đường song song với đường vận động và cách phía trước 3cm (trước vùng thất điều và run 1,5cm).

Tác dụng: điều trị những trường hợp phù chi trong liệt trung ươnCần chú ý, 1/2 trên dùng điều trị chi trên (bên đối diện), 1/2 dưới trị chi dưới (bên đối diện).

Vùng tiền đình ốc tai

Vị trí: vùng tiền đình ốc tai là đoạn nằm ngang dài 4cm (từ đỉnh loa tai lên 1,5cm là điểm giữa; từ đây kéo ra trước 2cm, ra sau 2cm).

Tác dụng: điều trị chóng mặt, ù tai, thính lực giảm, hội chứng Mðnière.

Vùng ngôn ngữ 2

Vị trí: đây là đường song song với đường dọc giữa đầu và dài 3cm. Điểm bắt đầu của đường này nằm dưới khớp xương đỉnh – thái dương 2cm.

Tác dụng điều trị: thất ngôn kiểu vận động.

Vùng ngôn ngữ 3

Vị trí: từ điểm giữa của vùng 5 kéo ra sau 4cm. Có thể xem đây là đoạn kéo dài của vùng tiền đình ốc tai.

Tác dụng: điều trị thất ngôn kiểu cảm giác.

Vùng tâm thể vận động

Vị trí: từ rãnh đỉnh -thái dương, kẻ một đường thẳng đứng và hai đường nghiêng tạo với đường thẳng đứng thành một góc 400 (có 2 góc 400) mỗi đường dài 3cm.

Tác dụng: điều trị chứng ý thức và vận động không phù hợp.

Vùng vận cảm ở chân

Vị trí: đây là hai đường song song với đường giữa (mỗi đường ở một bên) và cách đường giữa 1cm. Điểm bắt đầu của vùng này tương ứng với điểm trên của khu cảm giác kéo ra sau 1cm.

Tác dụng: vùng này dùng trong điều trị

Đau, liệt, nặng chi dưới bên đối diện.

Đau vùng thắt lưng.

Tiểu nhiều do nguồn gốc trung ương (đái tháo nhạt), đái dầm.

Sa tử cung.

Liệt hai chi dưới.

Khu vận cảm ở chân

Điểm trên.

Khu ngôn ngữ khu vận động

Khu vận cảm

Khu nhìn ở chân

Vùng thăng bằng

Điểm trên khu cảm giác

dùng đầu châm chữa bệnh
dùng đầu châm chữa bệnh

Vùng thị giác

Vị trí: trước tiên, lấy một đường nằm ngang qua ụ chẩm. Kế tiếp, lấy một điểm nằm trên đường nói trên 1cm và cách đường giữa 1cm (2 điểm ở hai bên). Từ điểm này kéo lên trên thành một đường thẳng, mỗi đường kéo dài 4cm.

Tác dụng: điều trị những rối loạn thị giác có nguyên nhân vỏ não.

Vùng thăng bằng

Vị trí: lấy một điểm trên đường ngang vừa kể trên (vùng thị giác), cách đường giữa 3,5cm (hai điểm ở hai bên). Từ điểm này kéo xuống thành một đường thẳng, mỗi đường kéo dài 4cm.

Tác dụng: điều trị những rối loạn thăng bằng có nguyên nhân tiểu não

Vùng dạ dày

Vị trí: kẻ một đường thẳng trước sau, đi ngang qua giữa đồng tử, song song với đường giữa đầu và cắt nếp tóc trán tại một điểm. Từ điểm này kéo thẳng lên một đoạn dài 2cm (có thể xem chân tóc trán nằm trên cung mày 6 phân).

Tác dụng: điều trị đau vùng bụng trên.

Vùng gan mật

Vị trí: trên đường như vùng dạ dày (vừa nêu trên) nhưng kéo xuống trán 2cm.

Tác dụng:

Điều trị bệnh lý gan mật.

Điều trị đau thượng vị, đau hông sườn, bệnh gan mạn (theo Học viện Trung y Thượng Hải).

phương pháp đầu châm
phương pháp đầu châm

Vùng ngực Vùng ngực Tuyến giữa trước sau

Vùng ngực

Vị trí: đường song song với đường Vùng sinh dục dọc giữa đầu, nằm giữa đường dọc giữa và đường vùng dạ dày (nêu trên). Vùng này kéo dài 4cm (trên chân tóc trán 2cm và dưới chân tóc trán 2cm).

Tác dụng điều trị: ho, hen, khó thở; cảm giác khó chịu ở vùng ngực, tim nhanh kịch phát.

Vùng sinh dục – tiết niệu

Vị trí: lấy đường đối xứng với đường của vùng ngực (14) qua đường của vùng dạ dày (12). Từ nếp tóc trán lên 2cm là vùng sinh dục tiết niệu.

Tác dụng:

Điều trị rong kinh.

Điều trị sa tử cung (phối hợp với vùng 9 – vùng vận cảm ở chân).

Vùng tiểu trường

Vị trí: đây là vùng kéo dài của đường sinh dục tiết niệu (vừa nêu trên) và kéo xuống dưới nếp tóc trán 2cm.

Tác dụng: điều trị bệnh lý ruột non.

Vùng mũi – lưỡi – hầu

Vị trí: trên đường giữa dọc đầu, trên và dưới nếp tóc trán mỗi bên 2cm.

Tác dụng: điều trị những bệnh lý của hầu, mũi và họng.

Vùng kiểm soát điên cuồng

Vị trí: đường dọc giữa đầu (phía sau) đi từ ụ chẩm xuống đến gai sau đốt sống cổ C2.

Tác dụng: điều trị những bệnh tinh thần.

KỸ THUẬT CHÂM Ở ĐẦU

Chọn kim

Kim thường sử dụng trong đầu châm là kim dài từ 2,5cm – 3cm

Tư thế của bệnh nhân

Tùy thuộc vào yêu cầu trị liệu (nghĩa là vùng cần châm) mà chọn tư thế. Nói chung, thường chọn tư thế ngồi, nằm ngửa hoặc nghiêng một bên.

Kỹ thuật châm

Vô trùng vùng cần châm.

Châm nghiêng kim (300), vừa xoay nhẹ vừa tiến kim.

Đến độ sâu tương ứng, cố định kim, không nhích tới lui.

Vê kim khoảng 200 lần/phút; liên tục trong 1 – 2 phút ư Lưu kim 5 – 10 phút, sau đó rút kim.

Liệu trình

Thông thường châm 1 lần/ngày, châm 10 ngày liên tục thành một liệu trình . Sau đó nghỉ 3 – 5 ngày rồi có thể bắt đầu liệu trình thứ 2

Cảm giác đạt được khi châm

Các loại cảm giác nóng, tê, nặng.., nhưng thường phần nhiều là cảm giác nóng.

Vùng ghi nhận được cảm giác

Chi bên đối diện +++

Chi cùng bên +

Toàn thân có cảm giác nóng +

Khu trú (khớp, cơ..) cảm giác nặng +

Thời hạn xuất hiện và biến mất của cảm giác khi châm ở đầu

Thời gian xuất hiện đa số từ vài giây đến 3 phút (sau khi cắm kim). Đôi khi xuất hiện rất chậm (vài giờ sau) thường thấy ở bệnh nhân liệt.

Cảm giác này thường biến mất sau 3 – 10 phút sau khi rút kim. Nhưng có những trường hợp kéo dài vài giờ, thậm chí có khi vài ngày.

Tai biến khi châm

Có thể xuất hiện vựng châm, xử trí như trong những phương pháp châm khác.

CHỈ ĐỊNH VÀ NHỮNG ĐIỂM CHÚ Ý TRONG ĐẦU CHÂM

Chỉ định

Di chứng tai biến mạch máu não.

Múa vờn.

Parkinson.

Chóng mặt, ù tai.

Những điểm cần chú ý

Bệnh nhân đang sốt, suy tim không nên châm.

Khi rút kim, luôn ấn chặt bông cồn, tránh để chảy máu.

Trong đầu châm thường kích thích với cường độ mạnh do đó luôn phải theo dõi bệnh nhân để tránh vựng châm.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận