[Tiêu hóa] Viêm Gan Do Virus Ở Trẻ Em, Nguyên Nhân, Phòng Bệnh, Điều Trị


GS. PTS. Nguyễn Công Khanh

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM GAN DO VIRUS Ở TRẺ EM


Viêm gan có thể do nhiều virus gây ra.

Thông thường nhất là các loại: viêm gan A do virus viêm gan A (HAV-Hepatitis A virus), còn gọi là viêm gan truyền nhiễm (infectious hepatitis), lây truyền chủ yếu qua đường miệng, ăn uống; viêm gan B do virus viêm gan B (HBV-Hepatitis B virus), còn gọi là viêm gan huyết thanh (serum hepatitis), lây truyền chủ yếu qua đường tiêm, truyền máu và từ mẹ

truyền sang thai; viêm gan C do virus viêm gan C (HCV-Hepatitis C virus), lây truyền chủ yếu qua truyền máu. Ngoài ra còn có viêm gan ở do virus viêm gan Delta, lây truyền giống viêm gan B; viêm gan E (HEV) lây qua đường tiêu hóa. Viêm gan còn có thể do virus Epstein Barr, virus Cự bào (Cytomegalovirus), virus Cocxackie A và E.

Viêm gan ở trẻ sơ sinh còn do virus Herpes (Herpes simplex), virus Cự bào, virus Echo (Echovirus).


LÂM SÀNG VIÊM GAN DO VIRUS Ở TRẺ EM


Biểu hiện lâm sàng của viêm gan rất khác nhau tùy theo virus gây bệnh. Dưới đây là biểu hiện lâm sàng thể thông thường của HBV và HAV. Thời kì ủ bệnh khoảng 15-45 ngày với HAV, 60-160 ngày với HBV, 60 ngày HCV.

Thời kì tiền hoàng đản: 4-8 ngày, trẻ bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, ỉa chảy hay táo bón. Lúc này làm xét nghiệm transaminaza có thể chẩn đoán được vì transaminaza tăng cao trước khi vàng da.

Thời kì hoàng đản: trẻ bớt sốt, vẫn chán ăn, nước tiểu vàng sẫm màu, phân hơi bạc màu, da vàng, củng mạc mắt vàng. Gan to, ấn gan trẻ đau tức.

Xét nghiệm:

Bilirubin tăng, bilirubin kết hợp tăng nhiều hơn.

Bạch cầu máu ngoại biên tăng nhẹ hoặc giảm nhẹ.

Tìm chứng có virus: HBsAg (kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B) dương tính trong HBV, còn đối với HAV thì có thể phân lập được virus trong phân, và xuất hiện IgM kháng HAV trong huyết thanh (hình 12.2) hoặc HCV dương tính.

Thời kì lại sức: Các triệu chứng giảm dần.

Vàng da giảm dần và hết trong 2-3 tuần lễ kể từ khi xuất hiện. Toàn trạng khá lên, trẻ ăn ngon miệng, đái nhiều, gan hoạt động bình thường.

Transamianaza giảm dần từ tuần lễ thứ hai, trở về bình thường sau 2 tháng. Dấu hiệu sinh hóa cũng dần dần trở lại bình thường.

Thể lâm sàng ở trẻ em:

Thể viêm gan có vàng da thông thường như mô tả ở trên.

Thể viêm gan cấp không vàng da, được quan tâm và phát hiện khi có dịch, xét nghiệm trasaminaza giúp chẩn đoán.


Hình 12.2. Tuần lễ sau khi phát bệnh Tiến trình viêm gan A. HAV: virus viêm gan A

ALT: Alanin aminotransferaza; IgG anti- HAV: Immunoglobulin G- kháng virus viêm gan A; IgA anti- HAV: Immunoglobulin M- kháng virus viêm gan A.



Hình 12.3 tiến trình của viêm gan B. Tháng sau khi phát bệnh

HBsAg: kháng nguyên bề mặt viêm gan B; An ti- HBs: kháng thể kháng HBsAg; Anti- HBc: kháng thể kháng kháng nguyên lõi viêm gan B; HBeAg: kháng nguyên e viêm gan B; Anti- HBe: kháng thể kháng HBeAg; ADN- p: ADN- polymeraza. ALT: Alanlin aminotransferaza

Thể viêm gan ứ mật kéo dài, trẻ bị vàng da đậm, phân bạc màu, gan to, ngứa

Thể nặng, ác tính, gan teo nhỏ, suy gan nhanh, biểu hiện xuất huyết nặng, toan máu, hôn mê, rối loạn hô hấp và tử vong nhanh.

Hậu qủa lâu dài của viêm gan:

Khỏi, nhưng còn mang kháng nguyên HBV, HBsAg(+).

Xơ gan.

Ung thư gan, ở trẻ em ít xảy ra hơn.


CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN DO VIRUS Ở TRẺ EM.

Việc chẩn đoán dựa vào:

Yếu tố dịch tễ, tiền sử như xung quanh có người bị vàng da, đang có dịch, có tiền sử truyền máu, tiêm chủng, tiêm thuốc, châm cứu, chữa răng, mẹ có thai bị viêm gan vv.

Yếu tố lâm sàng , sốt, vàng da, gan to, chán ăn, có biểu hiện suy gan, xuất huyết, nước tiểu vàng.

Sinh hóa: transamianaza tăng.

Yếu tố viruts: phát hiện các kháng nguyên, kháng thể trong huyết thanh như HBsAg trong 2-5 tháng đầu, IgM kháng HAV trong 4-9 tuần lễ đầu, cũng như các kháng thể trong thời gian sau (xem hình 12.3).


ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN DO VIRUS Ở TRẺ EM


Nói chung chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.

– Cho trẻ nằm nghỉ lâu dài.

– Tăng cường dinh dưỡng, nên tăng chế độ nhiều đường, protein, nhiều vitamin.

– Nhuận mật bằng Sorbitol 5g/ngày, uống 2 lần.

– Nhân trần.

– Thể nặng: truyền Glucoza 10%, cho 3-4g/kg/ngày.

Nếu xuất huyết nhiều có thể truyền máu hay huyết tương.

– Có thể dùng Immune Globulin 0,02 ml/kg đối với viêm gan A, hoặc Hepatitis B immune globulin (HBIG) 0,06 ml/kg, một liều tiêm bắp.


PHÒNG BỆNH VIÊM GAN DO VIRUS Ở TRẺ EM


– Trong giai đoạn cấp, cần cách li trẻ bị bệnh.

– Viêm gan A lây qua đường tiêu hóa, nên phải bảo quản nguồn nước,

thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi.

– Tiệt khuẩn kĩ các dụng cụ tiêm truyền.

– Thực hiện truyền máu an toàn: chọn lọc và kiểm tra người cho máu, không lấy máu của người có mang kháng nguyên viêm gan để truyền cho người khác, hạn chế truyền máu và các chế phẩm máu khi không cần thiết.

– Dự phòng bằng Gamma globulin (IG-immune globulin), Gamma globulin đặc hiệu với virus viêm gan B (HBIG-hepatitis B immune globulin) và vacxin phòng viêm gan B.

– Phòng viêm gan A cho tất cả những người tiếp xúc với nguồn lây: IG 0,02 ml/kg.

– Đối với người đến làm việc hay đi du lịch tới vùng có nguy cơ viêm gan A cũng có thể đùng một liều IG 0,02 ml/kg nếu đến vùng đó 3 tháng, nếu ở lâu hơn cho liều 0,06 ml/kg/5 tháng một lần.

– Phòng viêm gan B: HBIG 0,06 ml/kg, tiêm bắp với người tiếp xúc: Vacxin phòng viêm gan B có thể thực hiện trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Với trẻ mới đẻ mà mẹ có HBsAg(+), cho HBIG 0,5ml/tiêm bắp trong 12 giờ sau đẻ, sau đó cho chủng vacxin.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận