[Tiêu hóa] U, Ung Thư Tụy

GS. Nguyễn Xuân Thụ

1. U nang giả hiệu của tụy

Sau sang chấn dập tụy bị bỏ sót hoặc viêm tụy cấp, dịch tụy tiết ra từ ống Wirsung hay các nhánh ống, nằm và tích lại trong hậu cung mạc nối và sẽ hình thành nên nang giả. Như vậy vách nang là mặt sau dạ dày, chính tuyến tụy, khe hở Winslow bị bịt lại và mạc treo đại tràng ngang, gọi là nang giả vì vách nang chỉ là tổ chức xơ viêm, không có biểu mô lót.

Chẩn đoán

Dựa vào tiền sử, thường là khối u (nang) ở vùng thượng vị hơi sang trái và thỉnh thoảng bệnh nhi đau tức. Chụp dạ dày tá tràng sẽ thấy cả trên phim thẳng và nghiêng dạ dày bị đẩy ra phía trước và sang phải. Siêu âm rất tốt cho chẩn đoán. Đậm độ amylase trong dịch nang rất cao.

Điều trị:

Thoạt tiên là dẫn lưu ra ngoài và hút liên tục, sạu hai tuần mà không hết sẽ dẫn lưu trong.

Mổ nối u nang hỗng tràng theo Roux-en-Y ở ngay vị trí mạc treo đại tràng ngang.

2. u nang tuyến của tụy

Không phổ biến ở trẻ em; thường ở đầu tụy.

Hiếm gặp, có các dấu hiệu của u đầu tụy.

Mổ: nên cắt bỏ tá tụy, vì tiềm năng ung thu hóa.

3. Ung thư đầu tụy

Rất ít gặp ở trẻ em.

4. Khối u gây hạ đường huyết

Thường nhỏ như hòn bi, chỉ một u, ít khi có nhiều, u hệ tụy nội (insulinome), tăng tiết insulin gây hạ đường huyết ở trẻ em.

U thường rải rác trong hệ tụy nội (đảo Langerhans, nên được gọi chung là “tình trạng cường insulin”).

Mổ cắt u, hoặc trong tình trạng cường insulin, cắt tụy không hoàn toàn hoặc cắt tụy hoàn toàn kết hợp điều trị thay thế cả men tụy và insulin.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận