[Tiêu hóa] Phác Dồ Chẩn Đoán, Điều Trị Ung Thư Gan Nguyên Phát

UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT

– Là ung thư xuất phát từ tế bào biểu mô gan.

– Thường do nhiễm siêu vi viêm gan B, C

– Có xơ gan đi kèm trong khoảng 60% các trường hợp.

– Tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao .

CHẨN ĐOÁN UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT

1. Chẩn đoán xác định:

– Lâm sàng: triệu chứng nghèo nàn trong giai đoạn đầu.

• Nam nhiều hơn nữ.

• Tuổi khoảng 40 – 50 tuổi gặp nhiều

• Mệt mỏi, ăn kém ngon, sụt cân nhanh, có thể có vàng da, cổ trướng, suy kiệt…

• Di căn theo đường máu và hạch bạch huyết vào hạch mạc treo và phúc mạc (dịch cổ trướng với Rivalta dương tính).

– Cận lâm sàng

• Hồng cầu, Hct giảm nhẹ, VS tăng.

• AFP tăng cao.

• Chức năng gan ít xáo trộn nếu không kèm theo xơ gan.

• Siêu âm thấy u gan đa ổ hoặc đơn ổ.

• Chụp CT scanner hoặc MRI gan để xác định u gan (nếu cần thiết).

• Sinh thiết gan làm GPBL tìm tế bào ác tính (nếu có thề được).

• Xét nghiệm HCV, HBV, tìm dấu chứng bệnh gan tự miễn, bệnh gan thoái hóa mỡ.

2. Chẩn đoán phân biệt:

– Áp xe gan.

– Hemangiome gan.

– Nang gan.

– Adenome gan.

– Nhiễm ký sinh trùng ở gan (sán lá gan).

– Gan nhiễm mỡ khu trú.

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT

– Phương pháp TOCE (tiêm hóa chất vào khối u gan và làm tắc mạch)

– Chỉ định cắt gan khi khối u nhỏ, khu trú ở một thùy hay một phân thùy.

– Cột thắt động mạch gan.

– Điều trị u gan bằng sóng cao tần (RFA).

– Ghép gan khi có điều kiện

TOCE ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GAN (HCC)

CHỈ ĐỊNH

– K gan có chỉ định TOCE:

• K gan nguyên phát không thể phẫu thuật cắt bỏ.

• Tái phát sau phẫu thuật.

• K gan đơn ổ, đã ổn.

• K gan thứ phát.

– K gan vỡ (cấp) ổn định huyết động..

– K gan vỡ dưới bao (bán cấp).

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– SGOT-SGPT tăng gấp 3 lần.

– Bihrubin tăng gấp 4 lần.

– Huyết khối tĩnh mạch cửa.

– Suy thận.

– Cổ trướng nhiều.

– Di căn ngoài gan.

XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

– Huyết đồ: hồng cầu, bạch cầu, CT bạch cầu, tiểu cầu, Hb, Hct.

– Đường huyết.

– Bun, creatinine huyết.

– GGT.

– SGOT-SGPT.

– Bilirubin tự do – kết hợp.

– Protid toàn phần, điện di Protid.

– Alpha Foeto Protein (AFP).

– Đông máu toàn bộ: TQ, TCK, TC.

– XQ phổi, siêu âm tim, ECG.

– Siêu âm Doppler gan.

– CT scanner cản quang vùng bụng.

– Sinh thiết gan (tiêu chuẩn vàng) tìm tế bào ác tính

Chú ý: Trường hợp không có kết quả sinh thiết gan nhưng trên lâm sàng và xét

nghiệm cận lâm sàng (AFP) gợi ý đến K gan thì vẫn có thể hội chẩn với chuyên viên TOCE để tiến hành phương pháp TOCE.

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TOCE

Bệnh nhân được nhập viện, tiến hành thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng đầy đủ, sau cùng hội chẩn tại khoa tiêu hóa để đánh giá đủ tiêu chuẩn làm TOCE.

KỸ THUẬT

1. Gây tê tại chỗ, chọc dò động mạch đùi chung.

2. Dùng ống thông chẩn đoán đưa chọn lọc vào động mạch thân tạng hay động mạch mạc treo tràng trên để chẩn đoán hệ thống mạch máu đến nuôi u gan và đánh giá hệ tĩnh mạch cửa.

3. Đưa chọn lọc vào động mạch gan phải hoặc trái và nếu được, vào chọn lọc các nhánh hạ phân thùy nuôi dưỡng khối u.

4. Bơm hỗn hợp Lipiodol – thuốc chống ung thư:

– Lipiodol 10 – 20ml (X ml < 1,5 đường kính khối u).

– Thuốc chống ung thư.

• Adriamycin 40 – 100mg, tùy thuộc kích thước khối u và m2 da cơ thể.

• Cisplatin (CDDP) 60mg/m2 (2mg/kg – tổng liều 100 – 150mg).

• Mitomycin C 10 – 20mg.

5. Làm tắc động mạch gan bằng các chất gây thuyên tắc Spongel.

6. Chụp kiểm tra.

THEO DÕI SAU TOCE

Biến chứng thường gặp sau khi làm TOCE:

1. Hội chứng sau thuyên tắc:

– Sốt:

• Thường sốt xảy ra 2 – 3 ngày sau TOCE, sau đó giảm dần.

• Xử trí: lau mát, hạ nhiệt Paracetamol.

• Nếu sốt hơn 7 ngày phải tiến hành kiểm tra CTM để tìm ổ nhiễm trùng.

– Đau hạ sườn phải:

• Thường xảy ra ngay sau khi làm TOCE và 2 ngày sau sẽ giảm.

• Nếu đau nhiều có thể dùng Nidal 1 – 2 ống/ ngày.

– Nôn ói:

• Rất thường gặp.

• Nếu nôn ói nhiều có thể dùng Primperan sau 2 – 3 ngày giảm dần.

2. Nhiễm trùng:

Nếu sốt kéo dài hơn 7 ngày phải kiểm tra CTM – cấy máu tìm nguyên nhân nhiễm trùng.

3. Chảy máu động mạch nuôi:

Băng ép nên duy trì từ 24 – 48 h sau khi TOCE thông thường duy trì đến 48 h và chân phải không cử động sau khi làm TOCE 12 h. Nếu thấy băng còn chảy máu động mạch nuôi thì băng lại và kiểm tra chức năng máu toàn bộ. Nếu có rối loạn chức năng đông máu phải truyền Plasma tươi hoặc tiểu cầu.

4. Hematome động mạch nuôi:

Hiếm gặp, thường do khi tiến hành làm TOCE hoặc đè ép sau khi làm thủ thuật không kỹ.

5. Bí tiểu:

Thường gặp sau khi làm TOCE, thường sau khi làm xong 5 – 6 h bệnh nhân vẫn không đi tiểu được, khám có cầu bàng quang, nếu thông tiểu không có lợi cho bệnh nhân, thường chỉ bí tiểu tạm thời, sau đó bệnh nhân sẽ tự đi tiểu lại được.

6. Suy chức năng gan:

– Sau khi làm TOCE 2 ngày phải kiểm tra lại chức năng gan.

– Đa số các trường hợp SGOP-SGPT tăng khá cao, vàng da, báng bụng có thể nhiều lên và bệnh nhân dễ vào hôn mê gan.

– Sau khi làm TOCE: truyền glucose 10% – 20% nuôi ăn khoảng 600ml/ngày kèm uống sữa.

– Có thể dùng Duphalac, Nissel.

– Kháng sinh: Rocephin 1g/ngày, trong 3 ngày.

7. Biến chứng tắc mạch:

– Nhồi máu cơ tim.

– Tắc mạch não.

– Tắc mạch chi.

– Nhồi máu mạc treo.

– Thuyên tắc phổi.

❖ Thông thường sau khi làm TOCE bệnh nhân phải được theo dõi 5 – 7 ngày.

Xuất viện 4 – 6 tuần sau tái khám, kiểm tra lại toàn bộ xét nghiệm như trên. Đánh giá lại kết quả xem còn cần làm TOCE lại hay không.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận