[Tiêu hóa] Đặt Stent Đường Mật Qua Ercp

ĐẶT STENT ĐƯỜNG MẬT QUA ERCP

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Định nghĩa

– Stent đường mật (prosthesis hay ống mật giả) là loại vật liệu nhân tạo có hình ống được đưa vào đường mật qua chỗ hẹp hoặc có vật cản nhằm mục đích đảm bảo sự thông suốt của dòng dịch mật.

– Bệnh nhân có tắc mật (lành hay ác tính) đều cần được dẫn lưu giải áp đường mật càng sớm càng tốt. ERCP (Endoscopic Retrograde Cholangio-pancreatography) đặt stent đường mật giải áp là một lựa chọn tốt, ngoài ra còn có PTBD (Percutaneous Transhepatic Biliary Drainage) ,mở túi mật ra da, dẫn lưu ống mật chủ (OMC) với ống T, phẫu thuật nối ống gan T – hỗng tràng.

1.2. Phân loại

Có 2 loại stent đường mật đang được sử dụng trên thế giới.

– Stent nhựa (bằng nhựa tổng hợp mang tính tạm thời ngắn hạn)

– Stent kim loại (hợp kim dạng lưới mang tính lâu dài, khẩu kính dẫn lưu lớn hơn stent nhựa)

1.3. Chỉ định đặt stent đường mật

1.3.1. Bệnh lành tính

– Stent nhựa giải áp đường mật cấp cứu tạm thời trong shock nhiễm trùng đường mật.

– Stent nhựa thông mật và làm mềm sỏi trong trường hợp sỏi đường mật quá to hay quá nhiều không thể lấy hết trong một lần làm ERCP.

– Stent nhựa làm nòng kéo dài trong hẹp đường mật lành tính (do tổn thương đường mật, sẹo hẹp, tổn thương mạch máu nuôi OMC).

– Stent nhựa giải áp giúp lành tổn thương đường mật phía trên.

1.3.2. Bệnh lý ác tính

– U đường mật trong gan, u rốn gan, u OMC, u nhú Vater, u đầu tụy, u túi mật xâm lấn rốn gan, u gan chèn ép ống mật chính, ung thư cơ quan khác di căn rốn gan gây tắc mật (những trường hợp này ưu tiên sử dụng stent kim loại).

2. ĐIỀU TRỊ ĐẶT STENT ĐƯỜNG MẬT QUA ERCP

– Tiến hành kĩ thuật ERCP.

– Tìm cách đưa dây dẫn qua chỗ hẹp của đường mật lên phần đường mật trên dòng.

– Theo dây dẫn đặt vào đường mật stent nhựa hay kim loại.

– Kiểm tra sự thông suốt của đường mật, hiệu quả của stent.

3. PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ

4. BIẾN CHỨNG: là biến chứng của kĩ thuật ERCP nói chung.

5. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

– Theo dõi hiện tượng nhiễm trùng đường mật ngược dòng, và tái khám ngay.

– Hiện tượng tắc stent (do tạo sỏi, do sỏi bùn, u xâm lấn, sự di chuyển của stent).

– Stent nhựa có khẩu kính nhỏ từ 7-10Fr nên dễ tắc hơn stent kim loại và cần phải tái khám thay stent nhựa mới sau khoảng 2-3 tháng (vì khả năng tạo sỏi của stent nhựa và khả năng Oxy hóa của cơ thể).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lawrence W.way Appleton and Lange, (2012), Current Surgical diagnosis and treatment.

2. Pancreatic Carcinoma. Medline plus update (2011).

3. Courtney M. Townsend Jr., 2011. Sabiston, textbook of surgery, 19th edition.

4. Takada T, Strasberg SM, Solomkin JS, (2011), “Updated Tokyo Guidelines for the management of acute cholangitis and cholecystitis”. J Hepatobiliary Pancreat Sc, 20(1):1-7.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận