RÔM SẨY | Bài thuốc đông y

BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH RÔM SẨY

Rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp nhiều ở hai mùa hè, thu hàng năm, ở lứa tuổi nào cũng có thể bị; nguyên nhân do khí hậu hai mùa hè. thu vừa nóng nực, vừa ẩm ướt, mồ hôi đọng ở da thịt khó bay hơi, làm vít lấp lỗ chân lông mà thành rôm sảy, biểu hiện chủ yếu ở lớp da nổi từng đám đỏ như nốt sởi mụn nhọn to nhỏ không đều, có cảm giác nóng đau và ngứa, thông thường có bốn thể rôm sảy.

1. Rôm sảy sắc đỏ: thường phát sinh ở mu bàn tay, khuỷu tay, cổ, ngực bụng và kheo chân, có những nốt như sởi đầu nhọn, chu vi bừng đỏ, sờ vào vướng tay.

a. Bài thuốc uống trong

– Bài 1

Tang diệp 5 gam, Thanh cao 5 gam,

Hoắc hương tươi 12 gam, Bội lan tươi 12 gam

Ngân hoa 10 gam, Liên kiều 10 gam,

Xích thược 10 gam, Sinh địa 10 gam,

Vỏ đậu xanh 15 gam, Xa tiền tử 12 gam,

Lục nhất tán 15 gam, (bọc lá sen nấu với thuốc)

sắc uống ngày một thang, chia 2 lần, trẻ em giảm bớt liều lượng.

– Bài 2

Lá Hoắc hương tươi 9 gam, Bội lan tươi 9 gam, .

Cúc hoa 9 gam, Ngân hoa 9 gam,

Bồ công anh 15 gam, Thanh cao 6 gam, sắc với 1000 ml nước, pha thêm đường đủ ngọt, uống thay nước chè.

b. Bài thuốc chữa bên ngoài

– Bài 1

Chương não 30 gam, Hoàng bá 60 gam,

Hoạt thạch 90 gam, Thạch cao nung 60 gam,

Lô cam thạch 45 gam, Băng phiến 15 gam,

các vị tán bột mịn, lấy bông nõn chấm thuốc xoa nơi rôm sảy ngày 2 lần

– Bài 2

Thương nhĩ tử 12 gam, Bạch phàn 12 gam, Mã xĩ hiện 12 gam, các vị nấu với 1000 ml nước, đun sôi 20 phút., khi nấu nguội đem rửa nơi bị rôm sảy ngày vài lần

c. Bài thuốc bằng ăn uống

– Bài 1

Bạc hà tươi 30 gam, (nếu thứ khô, dùng 15 gam, ) nấu lấy nước, rồi lấy nước lã bỏ vào 100 gam, gạo tẻ thành cháo, khi được cháo hòa chỗ nước bạc hà vào, thêm ít đường, đun sôi thêm vài dạo, để nguội cho ăn vào buổi chiều, ngày 1 lần.

– Bài 2

Nấu cháo gạo tẻ, khi được cháo, hòa thêm vào 10-15 gam, bột Cúc hoa, cho ăn ngày 2 lần sáng và chiều.

2. Rôm sảy sắc trắng: thường mọc ở thân mình và ở cổ, nổi lên nhọn như đầu kim ở lớp nông dưới da sáng lấp loáng như thủy tinh, dễ vỡ, xung quanh không bị viêm hoặc nổi quầng đỏ.

a. Bài thuốc uống trong

Đậu quyển 6 gam, Hoắc hương 10 gam,

Bội lan 10 gam, Thanh cao 6 gam,

Sơn chi (sao cháy) 6 gam, Liên kiều 10 gam,

Đông qua bì 12 gam, Lục nhất tán 15-30 các vị sắc lấy nước chia 2 lần uống, mỗi ngày 1 ấm.

b. Bài thuốc chữa bên ngoài

– Bai 1

Phỉ tử thảo (tức Thạch hương hoắc) 30 – 60 gam, Sắc lấy nước, để nguội rồi rửa vào nơi rôm sảy, hoặc lấy khăn bông tẩm nước thuốc để đắp. Ngày 2 – 5 lần.

– Bài 2

Hắc diện diệp (tức Thanh phàm mộc) 15-30 gam, sắc lấy nước để rửa hoặc lấy khăn bông tẩm nước thuốc đắp lên nơi rôm sảy, ngày 2 – 3 lần.

– Bài 3

Lá mướp tươi 60 gam, dã nát vắt lấy nước nguyên chất bôi lên nơi rôm sảy.

c. Bài thuốc bằng ăn uống

– Bài 1

Sơn dược 150 gam, Liên tử 120 gam,

Khiếm thực 100 gam,

các vị tán bột, mỗi lần dùng 50 gam, thêm chút đường trắng, nấu ăn, ngày 2 lần.

– Bài 2

Đông qua 150 – 300 gam, thêm chút ít nước vào nấu chín, sau đó pha thêm đường trắng, cho ăn cả nước và cái, ngày 1 – 2 lần.

3. Rôm sảy màu xẫm: loại này nặng hơn rôm sảy mầu hồng, các địa phương phía nam bị nhiều, bì phu nổi lên nốt mọng nước mầu hồng to nhỏ không đều nhau, trong nốt có nước trong, đồng thời có triệu chứng mỏi mệt, đoản hơi, kém ăn, chỉ thích ngủ, thường đau đầu chóng mặt.

a. Bài thuốc uống trong

Sa sâm 15 gam, Tây qua thúy y 30 gam,

Mạch đông 10 gam, Hoàng liên 1,5gam,

Tri mẫu 6 gam, Tế tân 3 gam,

Cam thảo 6 gam, Ngạnh mễ 15 gam,

Thạch hộc 10 gam, Lục đậu y 15-30 gam

sắc lấy nước uống chia 3 lần uống, mỗi ngày uống một thang.

b. Bài thuốc chữa bên ngoài

Lộ lộ thông 30 gam, Bạch phàn 15 gam, sắc nước sôi vài ba dạo, bỏ bã, khi nước thuốc âm ấm lấy bôi vào nơi rôm sẩy ngày vài ba lần; Bài này có tác dụng trừ thấp tán nhiệt và giảm ngứa.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận