[Triệu chứng học] Rối loạn chuyển hóa lipid

Lipit là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất của cơ thể (ở người bình thường, lipit có thể chiếm tới 40% thể trọng). lipit còn tham gia vào cấu trúc tế bào (màng bào tương), đặc biệt là tổ chức thàn kinh và nội tiết. Gần đây người ta đã thấy rõ tổ chức mỡ không phải chỉ là nơi dự trữ mỡ, một kho dự trữ năng lượng thụ động : mỡ thực sự là một tổ chức sống, một “cơ quan” có hoạt động rất mạnh, có thời gian bán thoái hoá chỉ vào khoảng 5 – 9 ngày, trong tổ chức mỡ các quá trình chuyển hoá (gluxit, lipit , protein, vv… ) diễn biến mạnh mẽ.

Trong cơ thể có nhiều loại lipit khác nhau song chủ yếu là 3 nhóm :glyxerit, photpholipit, steroit.

Chuyển hóa lipid

Tiêu hóa và hấp thu lipid

Lipit do thức ăn cung cấp được tiêu hoá và hấp thu chủ yếu tại phần trên của ruột non.

Triglyxerit lưu thông trong máu dưới dạng chylomicron, làm cho huyết thanh sau khi ăn mỡ trông “đục như sữa”, trạng thái này kéo dài vài giờ, sau đó men lipoprotein lipaza trong máu (được heparin hoá) “làm trong” dần huyết tương bằng cách thuỷ phân triglyxerit của chylomicron thành axit béo và glyxerol.

Lipid trong máu

Lipit máu do nhiều nguồn tới: Lipit mới hấp thu từ ống tiêu hoá vào, lipit điều từ kho dự trữ ra, lipit mới được tổng hợp đưa về kho dự trữ, lipit đem đi sử dụng,vv…

Lipit lưu thông trong máu ở dạng kết hợp: Triglyxerit dưới dạng chylomicron, axit béo tự do huyết tương (ABTDHT) kết hợp với albumin.

Chuyển hóa lipid

Tại gan. ABTDHT chuyển hoá theo 3 đường khác nhau:

Một phần nhỏ được oxy hoá hoàn toàn thành CO2.

Một phần nhỏ khác biến thành thể xeton, rồi được máu vận chuyển tới một số tổ chức để oxy hoá và giải phóng năng lượng.

Phần lớn còn lại được este hoá thành triglyxerit (60 – 70%) và phần nhỏ (10 – 20%) thành photpholipit và các steroit (chủ yếu là cholesterol). Triglyxerit sau khi tạo ra được dự trữ một phần ở trong gan, phần còn lại kết hợp với protein, cholesterol và photpholipit nội sinh để tạo ra beta lipoprotein đổ vào máu. Như vậy triglyxerit thức ăn vận chuyển trong máu dưới dạng chylomicron còn triglyxerit nội sinh – dướ dạng beta lipoprotein.

Các ABTDHT vào cơ vân chuyển hoá theo hai đường:

Oxy hoá để cung cấp một phần năng lượng cho cơ.

Trong tổ chức mỡ, ABTDHT chủ yếu đi theo con đường este hoá thành triglyxerit và dự trữ ở đó, còn con đường o hoá ABTDHTchỉ là thứ yếu. Những nguyên liệu cần thiết để tổng hợp axit béo và triglyxerit chủ yếu do chuyển hoá glucoza cung cấp, ATP, NADPH, pentoza,vv… (H2).

Trong những tổ chức mà vòng pentoza diễn biến mạnh (tổ chức mỡ ) quá trình tổng hợp mỡ từ gluxit thể hiện rõ hơn so với những tổ chức mà vòng này diễn biến yếu (tổ chức gan).

Tổng hợp và thoái biến triglyxerit trong tổ chức mỡ chịu ảnh hưởng sâu sắc của đường máu; khi đường máu tăng thấy tổng hợp triglyxerit tăng và thuỷ phân triglyxerit giảm (dẫn tới giảm ABTDHT). Trái lại, khi đường máu giảm hoặc glucoza không được sử dụng đầy đủ (trong bệnh đái tháo đường ), thấy tổng hợp triglyxerit giảm và thuỷ phân triglyxerit tăng (gây tăng ABTDHT). Từ đó thấy rõ là ăn nhiều gluxit sẽ gây béo phì (thí dụ vỗ động vật bằng ngũ cốc) và khi thiếu gluxit cơ thể sẽ huy động mỡ, gây giảm dự trữ mỡ, cơ thể gầy sút.

Đó là kết quả của một cân bằng giữa hai hệ thống sinh mỡ và tiêu mỡ.

Hệ thống sinh mỡ.

Bao gồmL Glucoza, insulin, prostagladin, axit nicotinic. Vai trò của glucoza đã trình bày ở trên, insulin là hormon chủ yếu chi phối tăng sinh mỡ:

Tăng sinh mỡ từ gluxit cung cấp nguyên liệu cần thiết cho tổng hợp axit béo và triglyxerit (axetyl CoA, alpha glyxerophotphat, ATP, NADPH2,vv… ).

Ngoài ra insulin còn tác dụng trực tiếp giúp ABTDHT thấm qua màng tế bào.

Đồng thời, insulin (và cả prostagladin, axit nicotinic) có tác dụng hạn chế tiêu mỡ băng cách hạn chế men tiêu mỡ triglyxerit lipaza tổ chức (xem sơ đồ).

Hệ thống tiêu mỡ.

Bao gồm nhiều hormon: Catecholamin, ACTH, glucococticoit, STH, glucagon, hormon tuyến giáp, vv… Cơ chế tác dụng tiêu mỡ phức tạp, chủ yếu là gián tiếp hoạt hoá men tiêu mỡ triglyxerit lipaza tổ chức: các hormon này hoạt hoá men adenylcyclaza tổ chức có tác dụng biến ATP thành AMP vòng là yếu tố cần thiết để hoạt hoá men triglyxerit lipaza có tác dụng thủy phân mỡ, giải phóng ra các axit béo tự do.

Ngoài ra, khi hoạt động của hệ giao cảm tăng (lao động nặng, giảm đường máu , rét, xúc cảm mạnh, vv… ) catecholamin (chủ yếu là noradrenalin) sẽ tăng tiết có tác dụng tăng cường tiêu mỡ.

Rối loạn chuyển hóa lipid

Bao gồm nhiều loại:

Rối loạn tiêu hoá và hấp thu lipit.

Rối loạn vận chuyển lipit trong máu – tăng lipit máu.

Rối loạn chuyển hoá lipit trong tổ chức.

Nhiễm mỡ và thoái hoá mỡ.

Rối loạn chuyển hoá trung gian lipit.

Rối loạn chuyển hoá cholesterol.

Rối loạn tiêu hóa và hấp thu lipid

Thiếu mật và lipaza tụy gây rối loạn tiêu hoá và hấp thu lipit, lượng mỡ trong phân tăng gây chứng phân mỡ.

Rối loạn hấp thu axit béo còn do trong có nhiều muối Ca và Mg vì các axit béo kết hợp với các muỗi này tạo thành những chất không hoà tan.

Quá trình tổng hợp triglyxerit trong niêm mạc ruột cần có sự tham gia của alpha

glyxerophotphat một sản vật photphoryl hoá của chuyển hoá gluxit. Do đó thiếu cocticoit khoáng (đặc biệt là al osterol, như trong bệnh Aison) làm cho cơ thể mất Na+ nên đã ảnh hưởng tới quá trình photphoryl hoá và hấp thu mỡ.

Tổn thương biểu mô ruột non (do nhiễm trùng, nhiễm độc,vv… ) thiếu vitamin A (đảm bảo hoạt động bình thường của biểu mô ruột), thiếu vitamin nhóm B (tham gia vào quá trình photphoryl hoá ), thiếu vitamin nhóm C (liên quan tới chức năng vỏ thượng thận ) đều gây rối loạn hoạt động men tham gia quá trình tổng hợp triglyxerit trong niêm mạc ruột, do đó hạn chế hấp thu lipit .

Thiếu lipit kéo dài (trên 3 – 4 tháng) gây ra nhiều triệu chứng bệnh lý: Viêm da, rụng tóc, chậm lớn, mất khả năng sinh sản,vv… Đó là do cơ thể thiếu những axit không no cần thiết đối với hoạt động bình thường cả cơ thể mà tổ chức không tự tổng hợp được (tình hình tương tự như khi cơ thể thiếu những axit amin cần thiết), đặc biệt là axit linolenic, axit linoleic, axit arachidonic. Những axit này có nhiều trong dầu thực vật. tiêm hoặc cho ăn những axit này thấy các rối loạn kể trên mất: Những axit béo này có vai trò quan trọng trong quá trình oxy hoá khử, có tác dụng giảm cholesterol máu, cần thiết cho tổng hợp cholesterol este.

Tăng lipid máu

Thành phần lipit trong máu rất phức tạp, chủ yếu là triglyxerit , photpholipit và cholesterol . lipit máu ở mức tương đối hằng định (800 – 850 mg%) là nhờ sự cân bằng giữa cung cấp (do ăn, tổng hợp từ gluxit, điều từ tổ chức mỡ vào), và tiêu thụ (do sử dụng và vạn chuyển).

Có thể tóm tắt trong sơ đồ sau:

Dựa theo sơ đồ này, thấy rõ lipit máu có thể phát sinh trong những trường hợp sinhlý và bệnh lý sau:

Tăng lipit máu do ăn

Tăng lipit máu do ứ

Tăng lipit máu do huy động

Tăng lipit máu do ăn:

Tăng lipit máu bắt đầu 2 – 3giờ sau khi ăn nhiều mỡ, đạt mức cao nhất sau 4 -6 giờ và tới giờ thứ 9 thì trở về mức bình thường.

Mức độ và thời gian tăng lipit máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố : loại mỡ (dàu thực vật hấp thu nhanh hơn mỡ độngvật), thời gian mỡ thoát khỏi dạày, cường độ nhu động ruột, lượng mật bài tiết, hoạt tính men lipaza tụy và ruột, lượng lipit máu lúc đầu,vv…

Khi lipit máu đã tăng, dù có ăn thêm mỡ lipit máu cũng không tăng bao nhiêu, hiện tượng tự điều chỉnh lipit máu là do lipit máu tăng đã ức chế hấp thu lipit ở ruột, hoạt hoá chức năng cố định mỡ của tổ chức phổi, kích thích hệ lưới nội mô gây tăng tiết các hormon (tiền yên) và heparin – Chỉ cần một khâu trong dây chuyền đó có vấn đề là đủ đẻ gây rối loạn quá trình tự điều chỉnh lipit máu .

Tăng lipit máu do ứ:

Khi giảm hoạt tính men lipoprotein lipaza do tăng chất ức chế men này (protamin, axit mật, NaCl) hoặc do giảm tiết heparin (như trong bệnh xơ vữa động mạch) thấy giảm thuỷ phân triglyxerit (dưới dạng chylomicron) gây tăng lipit máu.

Trong bệnh thận hư, tăng lipit máu là do các chất ức chế tiêu mỡ; ngoài ra trong bệnh này albumin huyết tương giảm (do protein niệu nghiêm trọng)o đó giảm khả năng kết hợp với ABTDHT, kết quả là quá trình tiêu mỡ bị ức chế và tăng lipit máu. Tăng lipit máu sau khi chảy máu cũng phát sinh theo cơ chế này. tiêm albumin cho bệnh nhân thận hư thấy hiện tượng tăng lipit máu chấm dứt.

Tăng lipit máu do huy động:

Do triglyxerit ở tổ chức mỡ được huy động nhiều khiến cho ABTDHT tăng.

Tăng lipit máu do huy động có thể do nhữngnguyên nhân sau gây ra : dự trữ glycogen giảm (đói ăn), trạng thái căng thẳng (stress), lao động nặng, giao cảm hương phấn, tăng tiết hormon(catecholamin, ACTH, STH, thyroxin,vv… ), đái tháo đường (glucoza không được sử dụng, lipit tăng thoái biến, lipit máu tăng tới 1000 – 2800 mg/100ml ).

Tiêm glucoza gây tăng đường máu có tác dụng tăng tổng hợp triglyxerit ở tổ chức mỡ do đó đã hạn chế tiêu mỡ và chấm dứt hiện tượng tăng lipit máu do huy động.

Hậu quả của tăng lipit máu:

Tăng lipit máu dẫn tới tăng tổng hợp photpho lipit beta lipoprotein và cholesterol trong gan, khiến cho các chất này tăng trong máu.

Tăng lipit máu làm tăng đông máu vì photpholipit trong beta lipoprotein có tác dụng tương tự thromboplastin tổ chức.

Béo phì

Tổ chức mỡ không phải chỉ là nơi dự trữ mỡ. Thật thế, trong tổ chức mỡ các quá trình chuyển hoá khác (gluxit, protein ,vv… ) diễn biến mạnh mẽ.

Những nguyên liệu cần thi t để tổng hợp axit béo , và triglyxerit chủ yếu do thoái biến glucoza cung cấp: ATP, NADPH, axetyl CoA, alpha glyxerophotphat,vv…

Tổng hợp và thoái biến triglyxerit trong tổ chức mỡ chịu ảnh hưởng sâu sắc của đường máu. Cơ chế tự điều chỉnh quá trình tổng hợp và thoái biến triglyxerit chỉ là một khâu trong hệ thống phức tạp điều chỉnh chuyển hoá lipit. như đã biết, hệ thần kinh và hệ nội tiết ảnh hưởng sâu sắc tới chuyển hoá lipit. rối loạn các hệ thống đóẫn tới 2 hậu quả: tích mỡ quá nhiều (béo phì) hoặc trái lại: gầy.

Béo phì có thể do:

Ăn nhiều (gluxit, lipit ) lại ít vận động.

Giảm sử dụng mỡ.

Tăng tổng hợp mỡ từ gluxit.

Béo phì do ăn:

Ở vùng dưới thị sau, có trung khu ăn khư trú ở nhân bụng bên, chi phối cảm giác thèm ăn: Phá huỷ trung khu này, con vật không chịu ăn và sẽ chết đói. Cũng ở vùng dưới thị sau có trung khu no khư trú ở nhân bụng giữa, xung động có tính chất ức chế được dẫn tới nhân bụng bên, phá huỷ nhân bụng bên thấy con vật ăn rất dữ, nhanh chóng béo phì. Loại béo phì thực nghiệm được gây ra ở chuột cống, chuột nhăt, mèo và khỉ. 24 giờ sau khi phá huỷ trung khu no, cân nặng của chuột cống tăng 15% và sau vài tuần, tăng gấp 10 lần so với lô đối chứng.

Ở người cũng có thể gây trạng thái béo này sau viêm não, chấn thương vùngưới thị,vv…bệnh nhân sau khi khỏi bệnh ăn rất nhiều, tăng cân nhanh, tích mỡ khắp cơ thể nhưng thần kinh, trí tuệ lại giảm sút.

Trung khu no có thụ thể đối với glucoza: Khi glucoza máu giảm sẽ ức chế trung khu no, do đó trung khu ăn hưng phấn; trái lại khi glucoza máu tăng trung khu no hưng phấn sẽ ức chế trung khu ăn. Tất cả các yếu tố gây giảm đường máuổn định (như khi chức năng tụy đảo tăng ) đều gây hưng phấn trung khu ăn, dẫn tới béo phì (nếu ít vận động cơ).

Hoạt động của trung khu ăn còn chịu nhiều ảnh hưởng của các xung động hướng tâm từ các thụ thể ngoài và trong tới, báo hiệu những thay đổi trong chuyển hoá. Những thụ thể của ống tiêu hoá có một tầm quan trọng đặc biệt : kích thích vị giác (gia vị) có thể gây hưng phấn trung khu ăn. Hưng phấn trung khu ăn còn phát sinh theo cơ chế phản xạ có điều kiện.

Béo phì do giảm sử dụng mỡ. Như đã nêu trên, vùng dưới thị tác động đến huy động mỡ thông qua thần kinh giao cảm và một số hormon. Loại béo phì này có thể do rối loạn chức năng dưới thị sau (gây trong đụng dập, chấn thương, viêm não) hoặc do giảm hưng phấn thần kinh giao cảm. trong lâm sàng, sau chấn thương vùng tuỷ sống có thể phát sinh tích mỡ ở vùng do giao cảm bị tổn thương chi phối. ở chó, cắt đứt rễ trước thần kinh tuỷ (trong có sợi giao cảm) và huỷ chuỗi hạch giao cả một bên thấy phát sinh béo phì cùng bên.

Ngoài ra khi giảm chức năng một số tuyến nội tiết (tiền yên, thượng thận, tuyến giáp,vv… ) cũng thấy phát sinh béo phì. Hội chứng béo phì sinh dục do tổn thương vùng dưới thị đã ức chế tuyến yên, giảm chức năng tuyến sinh dục.

Trong bệnh này mỡ tích ở phần dưới bụng, ở khung chậu, mông, ở mặt trong và phần trên đùi. Người bị hoạn cúng có thể bị béo tương tự. Riêng người bị suy tuyến giáp thì b o cân đối hơn. Nếu dùng mỡ đánhấu thì thây, ở những người

này hoạt động của tổ chức mỡ giảm, thời gian bán thoái hoá có thể kéo dài tới 90 ngày (bình thường là 5 – 9 ngày).

Béo phì do tăng trường hợp mỡ từ gluxit: Như đã nêu trên, insulin làm tăng xâm nhập và sử dụng glucoza trong tế bào. Do đó tăng tổng hợp mỡ. Đồng thời insulin còn giảm thuỷ phân mỡ bằng cách ức chế men adenylcyclaza. ngoài ra insulin còn làm cho ABTDHT qua màng tế bào dễ dàng để vào tổ chức mỡ. Như vậy insulin tăng tiết sẽ gây béo phì.trong hội vhứng giảm đường máu, (do u tụy đảo) thấy béo phì phát sinh nhanh chóng.

Ngoài insulin, quá trình tổng hợp mỡ từ gluxit còn chịu tác dụng của prolactin, trạng thái béo ở phụ nữ trong thời kì cho con bú có thể do tăng tiết prolactin.

Hậu quả của béo phì:

Khả năng lao động sẽ giảm, mỡ bọc quanh các phủ tạng, nhất là tim, làm suy yếu các cơ quan : bệnh nhân dễ bị xơ vữa động mạch, đái tháo đường, vv… Cho nên mới có câu: “thắt lưng càng ài thì đời càng ngắn” !

Gầy

Do nhiều nguyên nhân gây ra:

Thiếu cung cấp.

Tăng sử dụng.

Rối loạn thần kinh, nội tiết.

Gầy do thiếu cung cấp.

Chủ yếu là do đói ăn trong thời kì chiến tranh, phụ nữ trong thời kì chửa đẻ hay nuôi con, ở giai cấp bị bóc lột trong xã hội TBCN, thuộc địa. Trong bệnh lý, gầy còn gặp trong rối loạn tiêu hoá như nôn, đi lỏng, cắt đoạn dạ dày, ruột, vv…

Do tăng sử dụng như trong nhiễm trùng kéo dài, u độc, lao động nặng nhọc (bộ đội chiến đấu căng thẳng, hành quân vất vả, vv… ) gầy cũng có thể do hai nguyên nhân trên kết hợp: Lao động thể lực nặng song thiếu bồi dưỡng thích đáng, trường hợp này khá phổ biến trong tác chiến.

Do rối loạn thần kinh, nội tiết.

Như trên đã nói, vùng dưới đồi thị chi phối cảm giác chán ăn hay thèm ăn, do đó khi vùng này bị tổn thương, có thể gây cảm giác chán ăn và cơ thể gầy đi. rối loạn thần kinh cao cấp cũng có tác dụng ức chế trung khu ăn: Bệnh loạn thần, bệnh tâm thần, xúc cảm âm tính (buồn bã, thất vọng, chán nản, lo lắng,vv… ) có thể làm cho bệnh nhân chán ăn và gày đi.

Trong bệnh Basedow, cơ thể gày nhanh do chuyển hoá cơ bản tăng; trong bệnh đái tháo đường mỡ dự trữ được đem ra xử dụng nên bệnh nhân cũng gày sút nhanh chóng. bệnh nhân thiểu năng tuyến yên chỉ còn da bọc xương, cơ teo và yếu, sợ thức ăn, cam chịu đói, cơ thể suy kiệt dần rồi chết.

Đôi khi có thể gây trạng thái gày tại một khu vực nhất định do cường giao cảm tại chỗ: Thí dụ có người chỉ gày ở đầu, còn thân bình thường. Trong thực nghiệm kích thích dây giao cảm một bên cổ gây tiêu mỡ khu vực mặt cùng bên (teo nửa mặt).

Hậu quả của gầy

Không kểtrường hợp gầy do một bệnh thực thể thì trạng thái gầy làm giảm năng lượng dự trữ của cơ thể, người gày kém chịu đựng, kém bền bỉ và dễ lâm vào tình trạng tự thực (tự tiêu protein của bản thân) khi cơ thể cần nhiều năng lượng.

Nhiễm mỡ và thoái hóa mỡ

Nếu mỡ được máu dẫn tới cơ quan, tổ chức không được tiêu thụ, ứ lại ở tế bào, sẽ phát sinh nhiễm mỡ: nhiễm mỡ kết hợp với thay đổi cấu trúc bào tương và thành phần protein bào tương gây thoai hoá mỡ.

Nhiễm mỡ thường gặp ở gan và khi có tổn thương gan sẽ phát sinh thoái hoá mỡ.

Mặc dù hiện nay đã phát hiện rằng hầu hết các tổ chức đều có khả năng oxy hoá hoàn toàn axit béo và tổ chức mỡ là một tổ chức hoạt động rất mạnh, song vai trò của gan trong chuyển hoá lipit vẫn giữ vai trò quá trình bậc nhất. Cụ thể trong tổng hợp và oxy hoá các axit béo, tổng hợp triglyxerit, photpholipit, cholesterol, các lipoprotein và sản xuất thể xeton.

Các lipit do ăn, hoặc ở tổ chức điều tới hoặc được tân tạo từ gluxit đều qua gan để được oxy hoá, hoặc được chuyển vận tới dự trữ. Theo sơ đồ này thì lượng mỡ trong gan là kết quả của sự cân bằng giữa lượng mỡ đến và đi.

Khi mỡ tồn tại lâu trong tế bào gan, song chưa ảnh hưởng đến chức năng gan thì cơ thể có tình trạng nhiễm mỡ gan.

Nhiễm mỡ gan có thể do những nguyên nhân sau gây ra:

Do ăn nhiều mỡ: Khi ăn nhiều mỡ, các chylomicron dễ bị các tế bào gan giữ lại, dẫn tới nhiễm mỗ gan.

Do tăng huy động mỡ: Axit béo tới gan nhiều để tái tổng hợp triglyxerit, gây nhiễm mỡ gan, tương tự trường hợp ăn nhiều mỡ. Tất cả các trạng thái kích thích kéo dài hệ thần kinh giao cảm hoặc tăng tiết catecholamin (Stress, thiếu máu, thiếu oxy ,vv… ) đều dẫn tới nhiễm mỡ gan, vì đều gây giảm glycogen gan và tăng huy động mỡ . trường hợp cơ thể đói ăn, đái tháo đường tuỵ (do thiếu insulin , glucoza không được sử dụng) trạng thái thiếu năng lượng đã tăng huy

động mỡ tới gan và đẫn tới nhiễm mỡ gan. Tăng tiết hormon tiền yên (STH, FMS) thượng thận (cocticoit) thúc đẩy quá trình huy động mỡ cũng là nguyên nhân gây nhiễm mỡ gan.

Do mỡ không ra khỏi gan: Triglyxerit ra khỏi gan dưới dạng beta lipoprotein hoà tan trong nước. Các thành phần ưa nước của beta lipoprotein hnư protein và photpholipit được xếp ở ngoài, tiếp xúc với nước, còn các thành phần không ưa nước như triglyxerit , cholesterol thì được xếp ở trong, tránh va chạm với nước. Do đó mà beta lipoprotein hoà tan được trong nước. Qua sự phân tích trên đây, thấy rõ khi cơ thể thiếu photpholipit, triglyxerit không ra khỏi gan được và gây nhiếm mỡ gan. Thành phần của photpholipit chủ yếu ở gan (lecxithin ) là cholin

sẽ kìm hãm tổng hợp lecxithin, gây nhiễm mỡ gan . thức ăn thiếu methionin cúng như thiếu các chất hướng mỡ khác (inositol, axit nhân, lipocain,vv… ) sẽ ức chế tạo photpholipit, cũng dẫn tới nhiễm mỡ gan.

Do nhiễm độc gan: Cần nhấn mạnh rằng các yếu tố như ăn nhiều mỡ , tăng huy động mỡ chỉ gây nhiễm mỡ ổn định và kéo dài khi đồng thời phát sinh rối loạn mỡ ra khỏi gan, tiêu mỡ và axit béo. Đó là trường hợp tổn thương tế bào gan , kèm theo rối loạn men (đặc biệt là CoA, cytocromoxydaza, succinoxydaza), bấy giờ, nhiễm mỡ gan chuyển thành thoái hoá mỡ gan.Đó là cơ chế bệnh sinh thoái hoá mỡ gan do nhiễm độc rượu, clorofoc, CCl,vv…trong thoái hoá mỡ gan do nhiễm độc, không những mỡ gan nhiều mà còn phát sinh rối loạn vận chuyển mỡ ra khỏi gan. Hô hấp tổ chức gan giảm là yếu tố bệnh sinh quá trình gâythoái hoá mỡ gan do nhiễm độc.

Thoái hoá mỡ gan gây rối loạn chức năng gan và khiiễn biến cấp có thể dẫn tới bệnh teo gan vàng cấp, diễn biến kinh có thể dẫn tới xơ gan teo. Nghiện rượu là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm mỡ gan , dẫn tới xơ gan, sau nghiện rượu là đái tháo đường.

Rối loạn chuyển hóa trung gian lipid – Tăng ceton máu

Gan là cơ quan chủ yếu tạo ra thể xetonic. Từ gan vào máu, thể cetonic được oxy hoá kịp thời trong vòng Krebs ở tổ chức cơ vân, thận, phổi để cung cấp năng lượng nên xeton máu bình thường không quá 2 – 4 mg% và thường không thấy trong nước tiểu. Ngoài ra, một phần thể xetonic (axit axetoaxetic) có thể tái tổng hợp axit béo với sự có mặt của NADPH2 .

Lượng xetonic hình thành trong cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Cường độ tổng hợp thể xetonic ở gan , cường độ này lại lệ thuộc vào lượng mỡ và axit béo tới gan , tốc độ oxy của axit béo.

Hoạt tính của men deacylaza ở gan.

Cường độ tái tổng hợp axit béo.

Cường độ oxy hoá axetoaxetyl CoA vào vòng Krebs lệ thuộc vào diễn biến bình thường và tốc độ của chuyển hoá gluxit. Do đó mới có câu “ mỡ cháy trong ngọn lửa của đường”.

Qua sự phân tích trên thấy rõ rối loạn chuyển hoá trung gian lipit dẫn tới tăng thể xetonic máu và xeton niệu (có thể tới 40 mg%).

Khâu bệnh sinh chủ yếu gây tăng xeton máu là tăng axetyl CoA có thể do tăng tổng hợp chất này hoặc do quá trình oxy hoá chất này trong vòng Krebs bị hạn chế. (do đó ứ lại trong máu ). Tăng axetyl CoA có thể do những nguyên nhân sau gây ra:

Trong thức ăn có những chất tạo xeton như mỡ, axit amin tạo xeton (phenylalanin, leuxin, isoleuxin) Đáng chú ý là muốn tránh xeton máu nên dùng các thức ăn chống xeton: Glucoza là chất chống xeton chủ yếu, tiếp tế glucoza sẽ hạn chế huy động mỡ tới gan, đảm bảo (với sự có mặt của insulin ) oxy hoá các thể xetonic. Một số chất khác cũng có tác dụng chống xeton, những chất này có thể chuyển thành glycogen dự trữ ở gan (như glyxeryl) một số axit trong

vòng Krebs, một số axit amin vv… tổ chức thiếu gluxit (đói ăn, lao động thểlực nặng, sốt, thời kí sau mổ,nhiễm độc tuyến giáp,vv… ) trong các trạng thái bệnh l{ này, cơ thể thiếu gluxit đã huy động mỡ dự trữ tới gan, gây tăng thoái biến axit béo, mà hậu quả là tăng tổng hợp axetyl CoA và thể xetonic.

Rối loạn chuyển hoá axit pyruvic thành axit oxaloaxetic. Như trong bệnh đái tháo đường hầu như toàn bộ axit pyruvic biến thành axetyl CoA.

Rối loạn vào vòng Krebs của axetyl CoA. Như khi cơ thể tích nhiều kim loại kiềm và amoniac: Những chất này tách axit oxaloaxetic ra khỏi vòng Krebs bằng cách biến axit này thành axit asparaginic. Ngoài ra các chất kể trên còn có thể tách axit alpha xetoglutaric ra khỏi vòng Krebs bằng cách biến axit này thành axit glutamic. Trong trường hợp này, axetyl CoA không vào được vòng Krebs do đó tăng tổng hợp thể xetonic.

Rối loạn tổng hợp axit béo từ axetyl CoA khi cơ thể thiếu biotin hoặc đái tháo đường. Tăng axetyl CoA từ axit pyruvic, rối loạn vào vòng Krebs củaaxetyl CoA và rối loạn tổng hợp axit béo từ axetyl CoA đều dẫn tới hậu quả : tăng tổng hợp thể xetonic.

Rối loạn chuyển hóa cholesterol

2 trường hợp có thể xảy ra:

Giảm cholesterol máu.

Tăng cholesterol máu.

Giảm cholesterol máu: Có thể do những nguyên nhân sau gây ra.

Thức ăn thiếu cholesterol.

Nhiễm khuẩn và nhiễm độc gây tổn thương gan, hậu quả là giảm tổng hợp cholesterol, đặc biệt là cholesterol este.

Tăng phân huỷ cholesterol trong cơ thể.(nhiễm độc tuyến giáp) hoặc tăng đào thải qua đường tiêu hoá (đi lỏng).

Giảm cholesterol máu gây rối loạn dẫn truyền xung đông thần kinh vì cholesterol là một thành phần cấu tạo màng tế bào. ngoài ra còn phát sinh thiểu năng nội tiết vì cholesterol là nguyên liệu để tổng hợp các hormon steroit của tuyến thượng thận và sinh dục.

Tăng cholesterol máu: Gặp trong nhữngtrường hợp sau :

Do ăn: Trước kia người ta cho rằng ăn nhiều thức ăn có hàm lượng cholesterol cao (trứng, não, gan,vv… ) sẽ dẫn tới tăng cholesterol máu. Song thực tế lại rất khó gây tăng cholesterol máu do ăn. có thể là cholesterol trong thức ăn đã kích thích tế bào mast tiết ra heparin và chất này đã hoạt hoá men lipaza có tác dụng phân giải cholesterol.

Những yếu tố nội sinh: Có thể là axit axetic leuxin, valin, cồn etylic,vv…những chất này cũng như gluxit, protein, mỡ chuyển hoá thành axetyl CoA để trở thành cholesterol.

Tăng huy động mỡ dự trữ (đồng thời cholesterol cũng ra theo) gây trong hưng phấn thần kinh giao cảm, xúc cảm mạnh, trạng thái Stress. thần kinh giao cảm hưng phấn đã biến dehydro cholesterol thành cholesterol. Cũng có thể do những xung động thần kinh đã tác động tới sự tổng hợp cholesterol ở gan.

Rối loạn tổng hợp axit béo và thể xetonic từ axit axetoaxetic. Trong trường hợp này thấy tăng hoạt tính men tham gia vào tổng hợp cholesterol beta – oxy beta- methyl glutaryl CoA.

Giảm oxy hoá gặp trong thiếu oxy các loại, thiểu năng tuyến giáp, vv… đã kìm hãm oxy hoá cholesterol.

Tăng cholesterol máu kéo dài có thể gây ra một số rối loạn sau:

Bệnh nhiễm sắc vàng mà đặc điểm là ứ đọng cholesterol và cholesterol este ở tổ chức (da, gân,vv… ) gây tăng sinh tế bào liên kết, màu vàng ở đây là do trong thành phần cấu tạo có sắc tố lipocrom cholesterol có thể ứ đọng ở xương sọ, hàm dưới, xương chậu (bệnh Schuler Chistian). ở người già, đục giác mạc là do bệnh nhiễm sắc vàng.

Cholesteatose: Ứ đọng cholesterol và cholesterol este ở các cơ quan nhu mô, đặc biệt ở gan. Trong trường hợp này ,beta lipoprotein và cholesterol tự do xâm nhập vào tế bào gan gây xơ gan.

Xơ vữa động mạch: Trong bệnh này, cholesterol ứ đọng trong lớp dưới nội mô của động mạch chủ, các động mạch lớn, động mạch vành.

Ngay từ 1913, N. Ahitcop đã nêu vai trò chủ yếu của cholesterol trong bệnh xơ vữa động mạch. Trong thực nghiệm cho động vật (chó, thỏ, gà,vv… ) ăn nhiều cholesterol thấy có thể gây được vữa xơ động mạch. Trong lâm sàng những bệnh có cholesterol máu cao (đái tháo đường, béo phì, thận hư nhiễm mỡ,vv… ) thường hay bị xơ vữa động mạch kèm theo. Nhận xét chung là dân tộc nào ăn nhiều mỡ động vật thì hay bị xơ vữa động mạch.

Tuy nhiên, cholesterol máu tăng không phải là nguyên nhân tát yêu và duy nhất gây ra vữa xơ động mạch, có nhiều trường hợp cholesterol máu tăng song không bị xơ vữa động mạch, trái lại, cholesterol máu bình thường song vẫn bị xơ vữa động mạch.

Rất nhiều yếu tố có thể gây xơ vữa động mạch:

Trạng thái căng thẳng thần kinh kéo dài: đây là yếu tố gây bệnh quá trình nhất.

Xơ vữa động mạch gây nhiều nhất ở nhữngngười làm việc trí óc và ít gây nhất ở công nhân và nông dân. rối loạn chuyển hoá lipit phụ thuộc vào mức độcăng thẳng của hệ thần kinh trung ương. Nghiên cứu nồng độ cholesterol máu ở các nghệ sĩ trước và sau khi biểu diễn, thấy tăng 100% so với bình thường.ở học viên khi thi cũng thấy như vậy. Đồng thời thấy giảm nồng độ lexithin alpha lipoprotein và tăng beta lipoprotein. Mổ xác 300 lính Mỹ chết trong cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên thấy có 70% bị xơ vữa động mạch sau một năm chiến đáu căng thẳng.

Rối loạn chuyển hoá lipit, ăn nhiều lipit (đặc biệt là cholesterol, các axit béo no,vv… ).

Ít lao động chân tay, làm cho vữa xơ động mạch dễ phát sinh, dưới ảnh hưởng của các yếu tố thần kinh và ăn nhiều.

Yếu tố thành mạch. Trạng thái thành mạch chủ yếu phụ thuộc vào chức năng của hệ tổ chức liên kết, với tuổi hoạt tính của tổ chức liên kết giảm và xơ vữa động mạch dễ phát sinh. Có thể nói trạng thái thành mạch là một yếu tố gây bệnh quan trọng .

Nghiện thuốc lá. Những người nghiện nặng thấy bị xơ vữa động mạch nhiều gấp 3 lần so vơi những người không nghiện.

Yếu tố tuổi: Xơ vữa động mạch thường gặp ổ người có tuổi.vv… Về bệnh sinh của xơ vữa động mạch, có 3 điểm cần chú ý:

Lipit máu bình thường và thành động mạch bình thường không bị xơ vữa động mạch.

Lipit máu bình thường song thành động mạch bị tổn thương: Bị xơ vữa động mạch Tóm lại nhiều yếu tố có thể gây xơ vữa động mạch, chủ yếu là:

Tổn thương thành động mạch. (xảy ra trước khi có lắng đọng lipit ).

Ăn quá nhiều lipit (đặc biệt là cholesterol ) lại ít vận động.

Rối loạn chuyển hoá lipit.

Thành viên Dieutri.vn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận