Phục hồi chức năng bệnh động mạch chi dưới

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI

I.ĐẠI CƯƠNG

– Bệnh động mạch ngoại biên (PDA) là một thuật ngữ về lâm sàng được sử dụng để mô tả các bệnh hẹp, tắc, phình động mạch chủ và các nhánh của nó, loại trừ bệnh động mạch vành

– Bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD) là một hội chứng thường gặp, chiếm một tỷ lệ lớn ở những người có tuổi. BĐMCD chiếm đa số trong những người mắc bệnh động mạch ngoại biên (PAD).

– Đối tượng có nguy cơ bị BĐMCD được xác định là:

+ Người dưới 50 tuổi, kèm theo đái tháo đường, và một số yếu tố nguy cơ phối hợp khác (thuốc lá, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tăng homocystein máu).

+ Người tuổi từ 50 – 69, có tiền sử hút thuốc lá hoặc đái tháo đường.

+ Người có tuổi ≥ 70 tuổi.

+ Triệu chứng ở chi dưới liên quan đến gắng sức (đau cách hồi) hoặc đau khi nghỉ do giảm tưới máu.

+ Khám lâm sàng phát hiện bất thường về động mạch chi dưới.

+ Bệnh lý động mạch do xơ vữa đã biết: động mạch vành, động mạch cảnh hay động mạch thận.

– Bệnh nhân BĐMCD được chia ra 5 nhóm chính sau:

+ Không triệu chứng: Không có bất thường gì rõ ràng (nhưng thường có suy giảm chức năng)

+ Đau cách hồi điển hình: Đau cơ thường xuyên khi vận động và giảm khi nghỉ.

+ Đau chân không điển hình: Chân không thoải mái khi vận động nhưng không thường xuyên giảm khi nghỉ, thường xuyên hạn chế vận động ở một khoảng nhất định, hoặc đạt tất cả các tiêu chuẩn Rose questionnaire

+ Dấu hiệu thiếu máu chi dưới trầm trọng: Đau chi dưới khi nghi, vết thương/loét không liền hoại tử.

+ Thiếu máu chi dưới cấp: Triệu chứng lâm sàng được mô tả bởi 5 chữ P:

  • Pain : Đau
  • Pulselessness: Mất mạch
  • Pallor : Nhợt
  • Paresthesias: Dị cảm
  • Paralysis : Mất vận động

II. CHẨN ĐOÁNBenh-dong-mach-ngoai-bien-cua-chi-duoi

1.Các công việc của chẩn đoán

1.1. Hỏi bệnh: Hỏi tiền sử giảm khả năng đi lại và/hoặc triệu chứng giảm cấp máu chi dưới: Có đau chi dưới khi đi lại, khi nghỉ?Có vết thương, loét lâu lành, hoại tử?

1.2. Khám và lượng giá chức năng

– Khám lâm sàng định khu vào hệ thống mạch máu.

Thiếu máu chi dưới trầm trọng: Đau chi dưới khi nghỉ, vết thương/loét không liền, hoại tử.

Thiếu máu chi dưới cấp: Triệu chứng lâm sàng được mô tả bởi 5 chữ P

1.3.Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng:

– Chỉ định các thăm dò cận lâm sàng không xâm nhập:

+ Chỉ số cổ chân – cánh tay (ABI)

+ Chỉ số ngón chân – cánh tay (TBI)

+ Siêu âm Doppler mạch

+ Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ mạch máu.

+ Chụp động mạch chi dưới cản quang nếu cần thiết.

2.Chẩn đoán xác định

– Xác định nhóm đối tượng “có nguy cơ”, để chẩn đoán 5 biểu hiện lâm sàng chính của BĐMCD:

– Đo chỉ số cổ chân – cánh tay khi nghỉ (ABI)

+ ABI khi nghỉ

+ ABI gắng sức khi ABI khi nghỉ bình thường

+ ABI có các giá trị sau :

  • 0 – 1.29: Bình thường
  • 91- 0.99 : Giới hạn
  • 41- 0.91 : BĐMCD nhẹ- vừa
  • <=0.4 : BĐMCD trầm trọng
  • >=1.3 Động mạch cứng

– TBI nếu ABI >=1.3

– Đo huyết áp phân tầng

– Ghi thể tích mạch đập

– Siêu âm doppler xác định vị trí tổn thương và mức độ bệnh

– Chụp cắt lớp CTA , MRA khi cần thiết

3.Chẩn đoán phân biệt: Với nguyên nhân gây đau chi dưới khác

– Hẹp ống tủy

– Bệnh thần kinh ngoại biên

– Đau dây/rễ thần kinh ngoại biên

– Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh hông

– Thoái hóa khớp háng, khớp gối

– Đau cách hồi tĩnh mạch

– Vỡ kén Baker

– Hội chứng khoang mạn tính

– Chuột rút, co rút cơ.

– Hội chứng đôi chân không nghỉ.

4.Chẩn đoán nguyên nhân

4.1. Xơ vữa độngmạch

4.2. Phình mạch có thể hoặc không phối hợp với xơ vữa mạch máu, có thể do di truyền hoặc mắc phải

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀĐIỀU TRỊ

1.Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

– Phục hồi chức năng càng sớm càng tốt

– Phòng tránh biến chứng do tắc động mạch chi gây ra

2.Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

2.1. Chăm sóc

Phần chi bị tắc động mạch cần được chăm sóc cẩn thận. Giữ cho bàn chân luôn sạch. Đi đứng cẩn thận để chi không bị trầy xước hay chấn thương. Quan sát bàn chân thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm các vết xước. Đặt những mẩu cotton mềm giữa các kẽ ngón để hút ẩm và làm cho các ngón không cọ xát vào nhau. Mang tất mềm có tính chất hút ẩm tốt.

– Không mang tất bó vì sẽ làm tăng thêm tình trạng thiếu máu chi. Giày phải chọn loại có kích cỡ phù hợp và có da mềm để không làm sang chấn và gây thiếu máu bàn chân.

– Khi chi có biểu hiện thiếu máu, thòng chi xuống để tăng cường sự tưới máu. Giường nằm nên được thiết kế đặc biệt để phần chân ở thấp hơn mức tim.

– Sống trong môi trường ấm áp sẽ có lợi cho bệnh tắc động mạch hơn.

– Các vết loét nên được giữ khô. Che vết loét bằng các loại chất liệu khô và không dính.Không cần thiết phải sử dụng kháng sinh tại chỗ.Nếu bệnh nhân có triệu chứng đau khi nghỉ, các loại thuốc giảm đau có thể được chỉ định.

2.2. Vật lí trị liệu

– Hồng ngoại trị liệu:Chiếu lên vùng cần chiếu với khoảng cách 50 cm trong thời gian 15 phút

– Siêu âm điều trị: được thực hiện ngay trước khi mỗi lần vận động trịliệu. Số lần điều trị: cách ngày một lần

– Điện xung trị liệu

– Xoa bóp

– Xông hơi

2.3. Vận động trị liệu

– Giúp tăng cường khoảng cách đi bộ tối đa, kích thích sự lưu thông máu, giảm sự tiến triển của mảng xơ vữa.

– Qui trình vận động trị liệu cho BĐMCD: Thực hiện trên máy Treadmill có giám sát :

+ Nguyên tắc chung: Mỗi giai đoạn làm ấm lên hoặc lạnh xuống kéo dài từ 5- 10 phút

+ Các loại vận động trị liệu:Tập trên Treadmill hoặc kéo là phương pháp luyện tập hiệu quả nhất

+ Cường độ:

  • Tải ban đầu là đặt tốc độ và mức độ sao cho không có triệu chứng đau khoảng 3- 5 phút.
  • Bệnh nhân đi bộ ở mức tải này đến khi có dấu hiệu đau cách hồi ở mức vừa phải thì đứng nghỉ hoặc ngồi nghỉ cho đến khi hết đau.

+ Thời gian:

  • Hình thức tập – nghỉ – tập được nhắc lại cho mỗi lần tập.
  • Lần đầu sẽ thường đau cách hồi 35 phút và tăng lên 5 phút mỗi lần tập đến khi kéo dài tới 50 phút mà có thể thực hiện được.

+ Số lần tập: 3 đến 5 lần/tuần

+ Vai trò của người quan sát:

  • Điều chỉnh tăng tải hoặc tốc độ tập khi bệnh nhân có dấu hiệu cải thiện đau cách hồi để đảm bảo luôn có kích thích đau trong trong quá trình tập
  • Theo dõi phát hiện những bất thường (loạn nhịp, đau ngực, ST chênh), theo hướng dẫn của Hiệp hội tim Hoa Kỳ năm 2005.

3.Các điều trị khác

3.1. Can thiệp động mạch qua da

– Nong động mạch bằng bóng qua da (Percutaneous transluminalangioplasty: PTA)

– Đặt giá đỡ (Stents) trong lòng động mạch.

3.2. Phẫu thuật bắc cầu

– Tái cấu trúc ĐM chủ – chậu/chủ – đùi.

– Cầu nối động mạch đùi – khoeo (trên gối và dưới gối).

– Cầu nối động mạch đùi – động mạch chày.

IV.THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

1.Theo dõi

Cảm giác đau, màu sắc da và nhiệt độ ở chi dưới, khoảng cách đi lại không gây đau.

Khi gặp tai biến phải xử lý theo tai biến cụ thể.

2.Tái khám: sau 1-3 tháng nếu có gì bất thường

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận