Phòng ung thư dạ dày

Các phương pháp phòng chống Ung thư dạ dày

 

Ung thư dạ dày là căn bệnh gây tử vong có tỷ lệ cao thứ 2 trên thế giới sau bệnh ung thư phổi. Bệnh phát hiện thường ở giai đoạn muộn và không thể điều trị triệt để. Do đó, phòng chống ung thư dạ dày là cách làm tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi căn bệnh này.

Các phương pháp phòng chống Ung thư dạ dày 1
Các phương pháp phòng chống Ung thư dạ dày 1

Nguy cơ mắc bệnh Ung thư dạ dày

Để phòng tránh được bệnh trước hơn hết bạn cần biết được đâu là nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh bệnh hiệu quả hơn.

Các tác nhân gây bệnh liên quan

Nếu bạn có bất kỳ yếu tố bệnh lý nào dưới đây, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh dạ dày:

  • Nhiễm trùng Helicobacter pylori (H. pylori) ở dạ dày: vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày.
  • Dị sản ruột (một tình trạng mà các tế bào lót dạ dày được thay thế bởi các tế bào lót ruột thông thường).
  • Viêm dạ dày teo mãn tính (mỏng niêm mạc dạ dày do viêm dạ dày kéo dài).
  • Thiếu máu ác tính (một loại thiếu máu do thiếu vitamin B12).
  • Polyp dạ dày.

Nếu một người mang càng nhiều yếu tố gây Ung thư dạ dày, người đó có nguy cơ bị Ung thư dạ dày cao hơn các đối tượng khác.

Do yếu tố di truyền

Một số yếu tố có tính di truyền làm tăng nguy cơ gây bệnh dạ dày:

  • Cha, mẹ, anh chị em bị ung thư dạ dày
  • Nhóm máu A.
  • Hội chứng Li-Fraumeni.
  • Đa polyp gia đình (FAP).
  • Ung thư đại tràng không polyp di truyền (HNPCC; hội chứng Lynch).

Chế độ ăn

Những người có thói quen ăn uống như dưới đây dễ mắc Ung thư dạ dày hơn

  • Chế độ ăn ít hoa quả và rau làm cho thức ăn khó tiêu hơn
  • Chế độ ăn nhiều thức phẩm mặn hoặc hun khói.
  • Ăn các loại thực phẩm không được chế biến hay bảo quản đúng cách.
  • Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá.

Yếu tố môi trường

Tiếp xúc nhiều ở những môi trường sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày:

  • Những người thường xuyên tiếp xúc với bức xạ.
  • Những người làm việc trong ngành công nghiệp cao su và than đá.

Dưới đây là những yếu tố bảo vệ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Ung thư dạ dày

 

Điều trị nhiễm Helicobacter pylori

Có khoảng từ 60 – 90% người mắc bệnh dạ dày là do vi khuẩn HP. Khi vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét, thay đổi các tế bảo lót dạ dày. Và theo thời gian các tế bào này trở nên bất thường và có thể phát triển thành tế bào ung thư, thành bệnh ung thư dạ dày.

Điều trị nhiễm vi khuẩn HP làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày nhưng bạn cần điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để giúp ngăn ngừa sự thay đổi niêm mạc dạ dày.

Điều trị nhiễm Helicobacter pylori 1
Điều trị nhiễm Helicobacter pylori 1

Điều trị tiệt trừ Hp dạ dày giúp giảm tới 40% nguy cơ Ung thư dạ dày

Ngừng hút thuốc

Hút thuốc lá dễ gây ung thư phổi, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người sử dụng. Theo một vài nghiên cứu tìm ra rằng hút thuốc lá có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Ngừng hút thuốc hoặc không bao giờ hít thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh, vì vậy những người mà nghiện thuốc lá nếu cai thuốc được sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh theo thời gian.

Chế độ ăn

Theo một số nghiên cứu cho thấy các loại trái cây và các loại rau ăn chứa nhiều vitamin C và beta carotene giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm chứa caroten, trà xanh và các chất có tỏi có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn mặn có thể làm tăng khả năng mắc bệnh dạ dày. Nhiều người dân ở Mỹ hiện nay ăn ít muối để giảm nguy cơ huyết áp cao. Đây có thể là lý do tại sao tỷ lệ đã giảm ở Mỹ.

Thực phẩm bổ sung

Các loại vitamin, khoáng chất nhất định và các thực phẩm bổ sung khác giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Theo một nghiên cứu ở Trung Quốc, thực phẩm bổ sung như: Beta carotene, Vitamin C, Vitamin E, selenium và các thực phẩm bổ sung khác giúp giảm số ca tử vong do ung thư dạ dày.

Các thử nghiệm lâm sàng phòng chống ung thư đang được nghiên cứu

Các thử nghiệm lâm sàng phòng chống ung thư được sử dụng để nghiên cứu các cách giúp giảm nguy cơ một số loại ung thư. Một số thử nghiệm phòng ngừa bệnh ung thư được thực hiện với những người khỏe mạnh không bị ung thư nhưng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư. Thử nghiệm lâm sàng phòng ngừa khác được thực hiện với những người đã bị ung thư và đang cố gắng để ngăn chặn bệnh ung thư khác cùng loại hoặc để giảm thiểu nguy cơ phát triển một loại ung thư mới. Thử nghiệm khác được thực hiện với những người tình nguyện khỏe mạnh được kiểm tra không có bất kỳ yếu tố nguy cơ đối với bệnh ung thư.

Mục đích của một số thử nghiệm lâm sàng phòng chống ung thư là để tìm hiểu xem liệu các biện pháp trên có thể ngăn ngừa ung thư được hay không. Các biện pháp này bao gồm việc ăn trái cây và rau quả, tập thể dục, bỏ hút thuốc, hoặc dùng một số loại thuốc, vitamin, khoáng chất, hoặc thực phẩm bổ sung.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận