[Phác đồ] Châm cứu Sốt rét

Châm cứu Sốt rét

(Ngược Tật – Paludisme – Paludism)

A. Đại cương

Là một loại bệnh truyền nhiễm, gây nên bởi ký sinh trùng sốt rét (ngược nguyên trùng), do muỗi Anophen truyền sang.

Bệnh thường phát vào mùa Hè – Thu (lúc muỗi hoạt động).

B. Nguyên nhân

Thường do phong tà, thử tà và dịch lệ.

Bệnh tà xâm nhập vào phần bán biểu bán lý, tà chính, âm dương giao tranh với nhau gây ra bệnh.

C. Triệu chứng

Cơn sốt rét điển hình: Bắt đầu rét run rồi sốt cao, kèm nhức đầu, khát, bồn chồn không yên, khớp xương đau nhức, có khi muốn nôn, nôn . Có thể sốt cao đến 40oC, rồi mồ hôi toát ra, sốt hạ.

Tuy nhiên, theo Y học cổ truyền có thể chia làm các loại sau:

+ Chính Ngược: (sốt rét điển hình): rét, sốt, ra mồ hôi.

+ Ôn Ngược: Sốt trước rét sau (sốt nặng, rét nhẹ).

+ Đan Ngược: Chỉ sốt mà không rét.

+ Tẫn Ngược: Chỉ rét mà không sốt.

+ Chướng ngược: Chứng sốt rét nặng ở vùng sơn lam chướng khí.

+ Lao Ngược: Hễ lao động là lên cơn.

+ Ngược Mẫu: Kết báng dưới cạnh sườn.

Mạch lúc lên cơn thường là Huyền Khẩn hoặc Huyền Sác. Giữa các cơn có thể xuất hiện mạch Trì.

Nơi người bệnh hư yếu mạch thường Tế Nhược.

Rêu lưỡi thường nhiều nhớt, lúc phát sốt thì rêu lưỡi vàng. Người Tỳ Vị bất hòa thì rêu lưỡi trắng nhạt.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ đạo mạch Đốc, điều chỉnh Âm Dương.

Huyệt chính: Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Giáp tích ngực 3 – 12 (D3 – 12). Chú ý điểm đau.

Huyệt phụ: Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Trì (Đtr.11).

Cách châm: Phải châm 2 – 3 giờ trước khi lên cơn, kích thích mạnh không lưu kim hoặc lưu kim 15 – 30 phút, thỉnh thoảng vê kim. Châm liên tục 3 – 6 ngày.

Ý nghĩa: Đại Chùy + Đào Đạo thuộc mạch Đốc có thể sơ đạo phần dương của toàn thân; Gian Sử sơ tiết Tam tiêu, hòa giải biểu lý, điều chỉnh khí âm dương; Giáp tích ngực 3 – 12 để tuyên đạo tà khí của Thái Dương (kinh); thêm Dương Lăng Tuyền để điều hòa tam dương; Huyết Hải, Phục Lưu, Gian Sử để điều hòa tam âm.

2- Bá Hội (Đc.20) + Thần Đình (Đc.24)(Giáp Ất Kinh).

3- Sốt rét lạnh, mồ hôi không ra: Thiếu Hải (Tm.3) + Phục Lưu (Th.7) + Côn Lôn (Bq.60) (Thiên Kim Phương).

4- Đại Chùy (Đc.14) + Yêu Du (Đc.2) (Tư Sinh Kinh).

5- Công Tôn (Ty.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11)(châm rồi cứu 3 tráng) hoặc cứu ở đốt sống lưng thứ 3 (Châm Cứu Tụ Anh).

6- Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Nhũ Căn (Vi.18).

Trước lạnh sau nóng: Tuyệt Cốt (Đ.39) + Bá Hội (Đc.20) + Cao Hoang (Bq.43) + Hợp Cốc (Đtr.4) .

Trước nóng sau lạnh: Bá Lao + Cao Hoang (Bq.43) + Khúc Trì (Đtr.11) + Tuyệt Cốt (Đ.39).

Nóng nhiều lạnh ít: Bá Lao + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (TTr.3) + Khúc Trì (Đtr.11).

Nóng ít lạnh nhiều: Bá Lao + Hậu Khê (Ttr.3) + Khúc Trì (Đtr.11) (Châm Cứu Đại Thành). .

7- Bá Hội (Đc.20) + Kinh Cừ (P.8) + Tiền Cốc (Ttr.2) (Thần Ứng Kinh)

8- Chí Âm (Bq.67) + Chương Môn (C.13) + Côn Lôn (Bq.60) + Công Tôn (Ty.4) + Đại Chùy (Đc.14) [cứu] + Gian Sử (Tb.5) [sốt rét kinh niên] + Hậu Khê (Ttr.3) [trước lạnh sau nóng] + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Thái Khê (Th.3) + Thân Trụ (Nh.12) [cứu] + Thừa Sơn (Bq.58) + Y Hy (Bq.45) [cứu cho ra mồ hôi](Loại Kinh Đồ Dực).

9- Đại Chùy (Đc.14) [(hoặc Đào Đạo – Đc.13] + Gian Sử (Tb.5) +Hậu Khê (Ttr.3) + Phục Lưu (Th.7) kích thích vừa (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

10- Tuyên thông dương khí, khu tà giải biểu.

Châm tả trước lúc lên cơn 2 giơ ø: Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

11- Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3) + Hiệp Khê (Đ.43) đều tả, châm trước lúc lên cơn 2 – 3 giờ (Châm Cứu Trị Liệu Học).

12- Chương Môn (C.13) +Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3) + Phục Lưu (Th.7) + Sùng Cốt + Thái Khê (Th.3) + Thần Môn (Tm.7) + Tỳ Du (Bq.20) (Tân Châm Cứu Học).

13- Nhóm 1 – Đại Chùy (Đc.14) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3).

Nhóm 2 – Chí Dương (Đc.9) + Huyết Hải (Ty.10) + Huyền Chung (Đ.39) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

14- Nhóm 1- Đại Chùy (Đc.14) (châm và cứu 2 – 3 tráng) + Gian Sử (Tb.5) + Hậu Khê (Ttr.3).

Nhóm 2 – Đại Chùy (Đc.14) + Nội Quan (Tb.6) hoặc Ngoại Quan (Ttu.5).

15- Linh Đài (Đc.10) hoặc Tích Trung (Đc.6) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

16- Dịch Môn (Ttu.2) + Dương Trì (Ttu.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) + Thần Đạo (Đc.11) (Châm Cứu Học HongKong).

17- Điều hòa Âm Dương, khu tà, ngăn cơn sốt rét.

Châm tả trước khi lên cơn 1 – 2 giờ: Đào Đạo (Đc.13) + Đại Chùy (Đc.14) + Hậu Khê (Ttr.3) + Gian Sử (Tb.5).

Ý nghĩa: Đại Chùy, Đào Đạo để tráng dương, khu tà, ngăn cơn sốt rét; Hậu Khê hạ sốt rét và trị đau nhức cơ thể, các khớp; Gian Sử là huyệt đặc hiệu trị sốt rét (Châm Cứu Học Việt Nam).

18- Chỉ châm huyệt Ngược Môn 1 và 2 giờ trước khi lên cơn, châm sâu 1 thốn (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí số 46/1985).

19- Nhóm 1 – Đại Chùy (Đc.14) + Nội Quan (Tb.6) .

Nhóm 2 – Đào Đạo (Đc.13) + Gian Sử (Tb.5) (Hồ Nam Trung Y Học Viện Học Báo số 37/1987).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận