[Phác đồ] Châm cứu chữa trị Tim suy

Châm cứu chữa trị Tim suy

(Mạn Tính Tâm Lực Suy Kiệt – Insuffisance Cardiaque – Cardiac Failure)

A. Đại cương

Tim suy mạn còn gọi là Suy Tuần Hoàn Kinh Diễn, là trạng thái cơ tim bị bệnh hoặc cơ năng của tim không điều hòa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, bệnh về động mạch phổi và một số bệnh toàn thân như Thận, Nội tiết….

Y học cổ truyền xếp loại bệnh này vào loại ‘Tâm Thận Dương Khí Suy Yếu’.

Trước đây người ta cho rằng bệnh ở tạng Tâm không thể dùng châm cứu chữa trị, thậm chí còn cấm dùng châm. Hiện nay, người ta nhận thấy châm cứu có khả năng cải thiện cơ năng của tim và đã góp phần giải quyết bệnh này.

B. Nguyên nhân

Chủ yếu do dương khí của Tâm và Thận suy. Dương Khí của Tâm suy yếu làm cho sự vận hành của máu bị trở trệ. Dương khí của Thận suy làm cho chức năng thu nạp khí kém, khí hóa thất thường, Thuỷ thấp ngưng trệ, gây ra phù, hồi hộp…

C. Triệu chứng

Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:

1 – Tâm Dương (trái) Suy: Tim hồi hộp, ngực đầy tức, hô hấp khó khăn, tinh thần mỏi mệt, uể oa?i, sắc mặt xanh tím, móng tay nhạt, ho khạc ra máu hoặc khạc ra đờm bọt có lẫn máu, màu rỉ sắt, sợ lạnh, tay chân mát, hay chóng mặt, ngủ không yên, ăn kém, chất lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.

2 – Tâm Phải Suy, Khí Trệ Huyết Ứ: Tim hồi hộp, ngực đầy tức, khó thở, tĩnh mạch nở lớn, gan sưng to, không muốn ăn uống, muốn nôn, tiểu ít, toàn thân phù, móng tay tím, môi và chất lưỡi cũng có màu tím, mạch Trầm, Tế Sáp hoặc Kết.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Ích nguyên, cố bản, cường kiện tâm thần.

Huyệt chính:

Nhóm 1: Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Thiếu Phủ (Tm.8).

Nhóm 2: Khích Môn (Tb.4) + Khúc Trạch (Tb.3) + Nội Quan (Tb.6).

Huyệt phụ:

Bổ trung ích khí (điều tiết cơ năng trường vị): Khí Hải (Nh.12) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) .

Bổ ích chân nguyên, hành vận hạ tiêu: Khí Hải (Nh.6) +Quan Nguyên (Nh.4) + Quy Lai (Vi.29).

Thông dương lợi Thuỷ (lợi niệu, tiêu Thuỷ thũng): Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Phi Dương (Bq.58) + Phục Lưu (Th.7) + Thuỷ Đạo (Vi.28) + Thuỷ Tuyền (Th.5) + Thuỷ Phân (Nh.9) + Trung Cực (Nh.3) xuyên Khúc Cốt (Nh.2).

Hành ứ (trị gan sưng to): Chương Môn (C.13) + Can Du (Bq.18) + Thái Xung (C.3).

Bình suyễn, giáng nghịch, trấn khái, khứ đờm: Du Phủ (Th.27) + Đàn Trung (Nh.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phế Du (Bq.13) + Thiên Đột (Nh.22) + Thiếu Phủ (Tm.8).

Chọn 1 trong 2 nhóm huyệt chính, rồi tùy theo bệnh chứng lâm sàng mà chọn dùng thêm các huyệt ở nhóm huyệt phụ. Mỗi lần châm 6 – 7 huyệt. Châm sâu, kích thích mạnh, hễ đắc khí là rút kim. Mỗi ngày 1 lần. 7 – 10 ngày là 1 liệu trình.

Ý nghĩa: Thiếu phủ để trị bệnh ở Tâm; Nội Quan, Gian Sử, Khích Môn, Khúc Trạch đều thuộc Tâm bào, có liên hệ với Tâm, 2 kinh này phối hợp có tác dụng cường tâm an thần.

2- Âm Khích (Tm.6) + Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thông Lý (Tm.5) (Châm Cứu Đại Thành).

3- Đại Chung (Th.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Trì (Đ.20) + Thần Môn (Tm.7) + Thận Du (Bq.23) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thông Lý (Tm.5) + cứu Thần Đạo (Đc.11) + Túc Tam Lý (Vi.36)(Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

4- Thốn Bình (Châm Cứu Học HongKong).

5- Ích nguyên cố bản, cường kiện tâm thần.

Huyệt chính:

Nhóm 1: Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thiếu Phủ (Tm.8).

Nhóm 2: Cao Hoang (Bq.43).+ Cự Khuyết (Nh.17) + Khích Môn (Tb.4).

Huyệt phụ: Du Phủ (Th.27) + Đàn Trung (Nh.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Mệnh Môn (Đc.2) + Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thần Đạo (Đc.11) + Thuỷ Tuyền (Th.5) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Chọn dùng 1 trong 2 nhóm huyệt chính, phối hợp với 2 – 4 huyệt phụ theo bệnh chứng lâm sàng. Mới đầu kích thích nhẹ, sau đó mạnh dần và kéo dài rồi rút kim. Khi bệnh đã chuyển biến tốt, tương đối tạm ổn, mỗi tuần vẫn nên châm thêm huyệt Nội Quan và Túc Tam Lý (Châm Cứu Học Việt Nam).

Chú ý

(Đối với người bệnh suy tim nặng, phải nghỉ ngơi một thời gian.

(Châm có thể điều chỉnh cơ năng của tim, không cần phải uống thuốc có chất Dương địa hoàng (Digital) lâu dài. Tuy nhiên, nếu tim bị quá suy, không nên bỏ thuốc sớm quá. Khi bị Cảm nhiễm hoặc lao động quá sức làm cho tim bị ảnh hưởng thì cần phải phối hợp cho uống Digital trong một thời gian ngắn.

(Nếu do bị Cảm làm cho tim mệt thêm, phải trị Cảm trước.

(Bệnh đã đỡ rồi cũng nên châm thêm huyệt Nội Quan (Tb.6) và Túc Tam Lý (Vi.36) mỗi tuần 2 – 3 lần để củng cố thêm kết quả điều trị (Châm Cứu Học Thượng Hải).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận