[Phác đồ] Châm cứu chữa trị Thống kinh

Châm cứu chữa trị Thống kinh

(Hành Kinh Bụng Đau – Dysménorrhée – Dysmenorrhea)

A. Đại cương

Thống Kinh là trạng thái trước, sau hoặc đang khi hành kinh thấy bụng dưới đau, lưng đau.

B. Nguyên nhân

Theo YHHĐ, có thể phân làm 2 loại: Nguyên Phát và Thứ Phát.

1-Nguyên Phát

a. Thực thể thường do:

+ Tật bẩm sinh ở Tử cung: Tử cung 2 buồng, cổ và eo Tử cung hơi dài quá gấp nhiều về phía trước hoặc phía sau.

+ Do nhiễm khuẩn, Chủ yếu do lao.

+ Dây chằng rộng, các dây chằng Tử cung bị xơ hóa.

+ Các khối u ở chậu hông chèn ép vào dây chằng.

b. Cơ năng: rối loại thần kinh vùng hố chậu.

+ Không phát triển sinh dục phụ.

+ Các yếu tố về tinh thần, tâm lý.

2 – Thứ Phát:

Thường gặp nhiều nhất là viêm đường sinh dục, viêm Tử cung, buồng trứng, túi cùng Douglas, dây chằng tròn viêm.

+ Do chướng ngại đường xuất huyết (thường gặp).

+ Đốt điện cổ Tử cung gây ra chít, hẹp.

+ Nạo nhau, nạo thai, bị nhiễm khuẩn gây hẹp cổ Tử cung.

+ Tử cung gấp lại phía sau.

+ Khối u

+ U xơ Tử cung.

+ Bướu niêm mạc Tử cung.

Theo Y học cổ truyền, có thể phân làm 2 loại Hư và Thực chứng.

Thực chứng: thường do cảm hàn khí hoặc ăn uống các chất sống lạnh quá khi hành kinh làm cho huyết ngưng trệ và ứ đọng, không thông, gây nên đau. Hoặc do thất tình uất kết, khí trệ không thông gây nên đau.

Hư chứng: thường do cơ thể suy nhược, khí huyết kém làm cho khí huyết suy dần, Tử cung không được nuôi dưỡng gây ra bệnh.

Đau trước hành kinh: do khí trệ, huyết ứ,

Đau sau hành kinh: do hư hàn.

C – Chứng trạng lâm sàng

Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:

1 – Chứng thực: trước hoặc đang lúc hành kinh thì bụng dưới đau, không thích xoa bóp (ấn vào), thường kèm trướng đau vùng ngực, sườn và 2 vú, sắc kinh tím bầm, máu cục, máu bầm, sau khi máu cục ra được thì đỡ, mạch Trầm Sáp là huyết ứ.

Bụng đau ít, nhưng căng nhiều, ngực sườn căng tức, muốn nôn, mạch Huyền là Khí trệ.

2 – Hư chứng: bụng đau kéo dài sau khi hành kinh, bụng dưới mềm, thích xoa bóp, sắc mặt tái xanh, tinh thần mệt nhọc, biếng ăn, sợ lạnh, lượng kinh ít, mầu đỏ nhạt, loãng, người mệt, lưng đau, hồi hộp, chóng mặt, chất lưỡi nhạt, mạch Hư Tế hoặc Tế Nhược.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ thông khí ở bào cung.

Huyệt chính: Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) .

Huyệt phụ: Âm Giao (Nh.7) + Quy Lai (Vi.29) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Châm 1 tuần trước khi hành kinh, cách 1 ngày châm 1 lần.

Nếu đau nhiều, châm Tam Âm Giao (Ty.6), kích thích mạnh, vê kim liên tục cho đến khi hết đau.

Khí trệ huyết ứ thêm Khí Hải (Nh.6) +Quy Lai (Vi.29).

Hư hàn thêm Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36).

2- Cứu huyệt Nội Đình (Vi.44) (Thần Cứu Kinh Luân).

3- Khí trệ: Địa Cơ (Ty.8) + Hành Gian (C.2) + Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Quản (Nh.12) [đều tả ].

Huyết ứ: Địa Cơ (Ty.8) [tả] + Hợp Cốc (Đtr.4) (bổ) + Huyết Hải (Ty.10) + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thiên Xu (Vi.25) [đều tả ].

Huyết hư: Can Du (Bq.18) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20)[đều bổ + châm xong đều cứu].

Huyết Hàn: Khí Hải + Quan Nguyên (Nh.4) + Quy Lai (Vi.29) + Thận Du (Bq.23) [cứu] + Thiên Xu (Vi.25) + Tỳ Du (Bq.20) (Châm Cứu Trị Liệu Học).

4- Nhóm1 – Bàng Quang Du (Bq.28) + Hạ Liêu (Bq.34) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3).

Nhóm 2 – Địa Cơ (Ty.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) (Châm Cứu Học Giản Biên).

5- Đại Cự (Vi.27) + Huyết Hải (Ty.10) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thuỷ Đạo (Vi.28) + Trung Cực (Nh.3) (Trung Quốc Châm Cứu Học).

6- Thực chứng: Trung Cực (Nh.3) + Thứ Liêu (Bq.32) + Địa Cơ (Ty.8) .

Hư chứng: Đại Hách (Th.12) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

7- Đại Trường Du (25) + Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Huyền Ly (Đ.6) + Khí Hải Du (Bq.24) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thân Trụ (Đc.12) + Thận Du (Bq.23) + Thứ Liêu (Bq.32) + Thượng Liêu (Bq.31) + Túc Tam Lý (Vi.36), kích thích mạnh (Tân Châm Cứu Học).

8- Đau trước kỳ: Địa Cơ (Ty.8) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Đau sau kỳ: Công Tôn (Ty.4) + Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

9- Công Tôn (Ty.4) + Địa Cơ (Ty.8) + Hoang Du (Th.16) + Ngoại Lăng + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) (Châm Cứu Học HongKong).

10- Địa Cơ (Ty.8) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Cực (Nh.3) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

11- Do Huyết Hàn: châm Bá Hội (Đc.20) + Cao Hoang (Bq.43) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Phế Du (Bq.13) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) . Tất cả châm bổ, châm xong cứu 3-5 tráng, lưu kim 20 phút.

Do Huyết Hư: Can Du (Bq.18) + bổ Chương Môn (C.13) + Huyết Hải (Ty.10) cứu 3 tráng + Khí Hải (Nh.6) cứu 5 tráng + tả Kỳ Môn (C.14) + Thiên Xu (Vi.25) cứu 5 tráng + bổ Trung Quản (Nh.12) cứu 5 tráng + Túc Tam Lý (Vi.36) cứu 5 tráng + Tỳø Du (Bq.20) cứu 5 tráng, lưu kim 20 phút.

Do Khí Trệ: Huyết Hải (Ty.10) [tả] + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Quản (Nh.12), đều trước tả sau bổ. Sau khi châm Huyết Hải đắc khí, nên lay thân kim. Các huyệt còn lại đều cứu 3 tráng, lưu kim 5 phút.

Do Huyết Ứ: Địa Cơ (Ty.8) [tả ] + Khí Hải (Nh.6) [ trước bổ sau tả ] + bổ Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Quản (Nh.12), lưu kim 5 – 10 phút (Thái Ất Thần Châm Cứu).

12- Thực: hành khí, hoạt huyết, tán ứ.

Hư: Ôn bổ hạ nguyên, điều hòa mạch Xung Nhâm.

Huyệt chính: Tam Âm Giao (Ty.6) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Cực (Nh.3).

Thực: thêm Địa Cơ (Ty.8) [khí trệ] + Huyết Hải (Ty.10) [ứ huyết] + Khí Hải (Nh.6),

Hư: thêm Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Trước khi hành kinh 5 ngày, bắt đầu châm trị.

Ý nghĩa: Trung Cực để hòa huyết, ôn bào cung, lợi bàng quang và lý khí ở hạ tiêu, là huyệt đặc hiệu đễ chữa hành kinh bụng đau; Thứ Liêu là huyệt đặc hiệu để chữa hành kinh bụng đau; Tam Âm Giao để điều hòa kinh nguyệt, là huyệt dùng cho phụ khoa để bổ Tỳ thổ, giúp cho vận hóa lý khí ở hạ tiêu, thư kinh hoạt lạc; Huyết Hải, Khí Hải, Địa Cơ đều châm tả để vận hành khí huyết; Cứu Quan Nguyên, Túc Tam Lý để ôn bổ hạ nguyên và ích khí (Châm Cứu Học Việt Nam).

13- Khí trệ Huyết ứ: Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3).

Hàn thấp ứ trệ: Đái Mạch (Đ.26) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) .

Khí huyết hư: Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Can Thận lưỡng hư:, Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Xung (C.3) + Thận Du (Bq.23) (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 6/1985

14- Chỉ châm 1 huyệt Thừa Sơn (Bq.57), từ từ châm sâu vào 2 huyệt Thừa Sơn, sâu 6 thốn, kích thích mạnh, đạt hiệu qua? ngay (thường dùng trong khí trệ huyết ứ, hàn ngưng trệ) (‘Hà Bắc Trung Y Tạp Chí’ số 42/ 1985).

15- Thực: Lý khí, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau, châm tả, , Hành Gian (C.2) + Huyết Hải (Ty.10) + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3).

Hư: Ôn Dương, tích khí, bổ hư . Châm bổ + cứu Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Mệnh Môn (Đc.4) + Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bq.23) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận