[Phương thang] Ôn phế hóa ẩm thang

Thành phần

1.Ma hoàng4-12 gam.

2.Quế chi4-8 gam.

3.Tế tân4-6 gam.

4.Can khương4-8 gam.

5.Chế bán hạ12 gam.

6.Ngũ vị tử4-8 gam.

7.Bạch thược12 gam.

8.Cam thảo4 gam.

Cách dùng

Ngày dùng 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.

Công dụng

Ôn phế, tán hàn, bình suyễn, chỉ khái, hóa đàm.

Chủ trị

Ngoại cảm phong hàn, đàm ẩm nội đình, ho, khí suyễn, đàm nhiều màu xanh loãng.

Giải bài thuốc

Ma hoàng tuyên phế bình suyễn, phối hợp với Quế chi tán hàn. Bạch thược và Quế chi hòa vinh vệ. Can khương, Tế tân, Bán hạ ôn hóa hàn tán âm. Ngũ vị tử liễm phế, Cam thảo điều hòa chư dược. Nghĩa là: trong phát tán có thu liễm, để phế khí khỏi phát tán quá mức. Trong lâm sàng dùng bản phương trị phong hàn khách biểu, đàm ẩm tích sinh ho, hen suyễn, khác với Định suyễn thang để trị ho do đờm nhiệt nội hàm và hen suyễn.

Phương này là Ma hoàng thang hợp với Quế chi thang bỏ Sinh khương, Đại táo, Hạnh nhân, gia Can khương, Tế tân, Ngũ vị, Bán hạ mà lập thành. Tuy có Ma, Quế phát hãn nhưng lại có Thược dược chế ước, sức phát hãn không mạnh. Ma quế nguyên cũng là thuốc lợi thủy. (Ma hoàng tuyên phế khí để thông điều thủy đạo. Quế chi trợ khí hóa để lợi thủy). Lại gia Can khương, Tế tân, Ngũ vị, Bán hạ để ôn phế hóa ẩm. Hiện nay, hay dùng bài này để trị chứng hàn ẩm tại lý. Phàm thấy có chứng ho, đàm nhiều mà loãng, khí suyễn, ọe khan đến mức nôn ọe nước trong, không khát, sợ lạnh nhất là sau lưng lạnh hoặc có phát sốt nhưng không cao, rêu lưỡi trắng trơn, mạch phù khẩn hoặc huyền hoạt, huyền tế đều thuộc chứng đàm ẩm, do cảm thụ phong tà mà phát, dùng phương này rất hay.

Gia giảm

Nếu có cả sốt biểu hiện phiền táo nên gia Thạch cao (Tiểu thanh long gia thạch cao thang); sợ lạnh không mồ hôi thì tăng Ma, Quế. Sợ lạnh tự hãn gia Quế chi, Bạch thược hay gia Ổi phương, Đại táo để điều hòa vinh vệ. Nếu ngoại hàn đã giải mà vẫn còn suyễn, ho chưa dứt nên bỏ Ma, Quế hoặc dùng lượng ít Ma hoàng sao mật, nếu ẩm tà lưu tại Thượng, Trung, Hạ tiêu, công năng khí hóa không đủ, tiểu tiện ngắn ít, lấy Nhục quế thay Quế chi để hóa khí hành thủy. Nếu ngực đầy ho ra đàm loãng thở gấp, không nằm được, yết hầu không ráo, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền khẩn, huyền hoạt nên tăng Tế tân, Bán hạ để giáng nghịch tán hàn, hóa đàm. Có thể gia Phục linh, Trần bì (Nhị trần hợp dụng) nhưng nên chú ý bệnh tình biến chuyển để tránh tân ôn táo nhiệt thái quá mà thương âm. Vả lại, trong phương thức, Tế tân, Can khương, Ngũ vị ôn phế trấn khái, có tác dụng trị đàm ẩm khái thấu. Cổ nhân nói:

“Can khương, Tế tân, Ngũ vị là thuốc tiên trị đàm ẩm khái thấu”. Vì ẩm là âm tà, làm hại khí thanh dương không thể không dùng tế tân, Can khương để tân tán đại nhiệt. Nên phải chú trọng phối Bạch thược, Ngũ vị, Cam thảo để tán ẩm tà mà không hại phế khí. Nội kinh nói: “Dĩ tân tán chi, dĩ cam hoãn chi, dĩ toan thu chi” ứng dựng lâm sàng nếu phế hàn đình ẩm nặng thì liều lượng Can khương, Tế tân phải gấp bội Ngũ vị. Nếu ho lâu phế hư, thì Ngũ vị tất phải tăng nhiều, có thể phải gấp bội Can khương Tế tân.

Phụ phương

Xạ can ma hoàng thang:

Xạ can, Ma hoàng, Tế tân, Tử uyển, Khoản đông, Bán hạ, Ngũ vị, Sinh khương, Đại táo.

Dùng Xạ can thanh nhiệt giải độc, giáng hóa hạ đàm. Tử uyển Khoản đông hóa đàm, chỉ khái, để trị ẩm tà hiệp nhiệt. Bài này giống với bài Ôn phế hóa đàm thang gia Thạch cao, nhưng có ưu điểm là chỉ khái hóa đàm mạnh hơn, trong lâm sàng chữa chứng khái thấu khí cấp, đờm ọe ạch trong yết hầu rất là thần hiệu.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận