Những “sát thủ” thầm lặng gây bệnh gan có thể bạn mắc mà không biết

Gan là bộ phận quan trọng và lớn nhất trong các cơ quan nội tạng của cơ thể, đây cũng là “nhà máy” lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể, nhưng những thói quen hàng ngày của con người đang “gặm nhấm” sức khỏe lá gan của chính bản thân họ.

Dưới đây là những “sát thủ giấu mặt” có ảnh hưởng tới hoạt động và chức năng của lá gan mà nhiều người không biết:

Đường

Ăn quá nhiều đường không chỉ có hại cho răng mà còn ảnh hưởng tới gan của bạn.

Có rất nhiều loại đường, nhưng chỉ có đường glucose là “người bạn thân thiết” của cơ thể bởi nó tạo năng lượng cho chúng ta hoạt động.

Còn một số loại đường như đường fructose , chủ yếu có trong trái cây, mật ong, các loại nước ngọt … thường tích tụ ở gan và chuyển hóa thành chất béo.

Nếu ăn quá nhiều đường sẽ làm con người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh gan.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, đường có thể làm tổn hại đến gan giống như rượu. Đây là lý do bạn cần hạn chế thực phẩm có bổ sung đường như soda, bánh ngọt, kẹo.

Sử dụng thảo dược

Các loại thảo dược đều có nguy cơ gây ảnh hưởng tới gan nếu dùng không đúng, kể cả khi một sản phẩm từ thảo dược được quảng cáo là sản phẩm từ “thiên nhiên” chúng vẫn có nguy cơ ảnh hưởng tới lá gan của bạn.

Đã có rất nhiều các vụ ngộ độc từ các loại thảo dược, thuốc đông y từ các loại cây, lá ngoài tự nhiên.

Nhiều thảo mộc được cho là chữa bệnh gan nhưng vô tình lại làm bệnh nặng thêm, nhiều trường hợp dẫn tới viêm gan cấp hoặc suy gan do dùng thảo mộc.

Một lời khuyên duy nhất các chuyên gia y tế dành cho bệnh nhân đang có ý định dùng thảo dược là cần nói chuyện với bác sĩ của mình trước khi sử dụng bất cứ một loại thảo dược nào để chắc chắn rằng chúng an toàn với sức khỏe bệnh nhân và không ảnh hưởng tới gan.

Những “sát thủ” thầm lặng gây bệnh gan - Ảnh 2.

Thừa cân

Khi bị thừa cân, béo phì, chất béo không chỉ tích tụ ở bụng, đùi, mông, những nơi mắt thường có thể nhìn thấy, ngoài ra nó còn xuất hiện trong các bộ phận của cơ thể trong đó có lá gan và gây bệnh gan nhiễm mỡ.

Nếu mắc gan nhiễm mỡ thời gian dài mà không được điều trị lá gan của bạn có thể chai cứng và hình thành sẹo (hay còn gọi là xơ gan).

Có thể phòng ngừa được bệnh gan nhiễm mỡ bằng chế độ ăn uống nhiều rau xanh và chất xơ, hạn chế mỡ động vật, tăng cường đạm từ các loại cá hoặc thực vật, ngoài ra người bệnh cần tập thể dục đều đặn với thời gian dài để ngăn sự tích tụ mỡ trong gan.

Những “sát thủ” thầm lặng gây bệnh gan - Ảnh 3.

Dùng quá liều vitamin A

Vitamin A là loại vitamin quan trọng, rất tốt cho mắt, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm khuẩn.

Theo các nhà nghiên cứu, cung cấp vitamin A qua đường ăn uống hàng ngày là đủ cho cơ thể. Vitamin A từ các loại rau quả hay trái cây có màu đỏ, vàng dễ cho cơ thể hấp thu.

Tuy nhiên, nhiều người quá tin dùng các loại thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp trên thị trường, nếu dùng thuốc bổ sung vitamin A có hàm lượng cao, có thể gây hại cho gan của bạn.

Nếu thực sự bạn bị thiếu vitamin A mới nên dùng thuốc bổ sung bởi loại vitamin này giống như “con dao 2 lưỡi”, nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn nếu bị quá liều.

Nên kiểm tra sức khỏe và nhận tư vấn của bác sĩ trước khi bổ sung các loại vitamin kể cả vitamin A.

Những “sát thủ” thầm lặng gây bệnh gan - Ảnh 4.

Nước ngọt

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người uống nhiều nước ngọt có khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ hơn, đây là một dạng gan bị tổn thương do các tế bào mỡ tích tụ ở bộ phận này.

Nghiên cứu còn cho rằng, những đồ uống có gas chính là nguyên nhân gây bệnh.

Nếu còn duy trì thói quen uống các loại nước ngọt hoặc nước có gas, điều này sẽ ảnh hưởng tới lá gan của bạn, cần hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn loại đồ uống này ra khỏi chế độ ăn của bạn, nếu bạn không muốn gan “than khóc”.

Những “sát thủ” thầm lặng gây bệnh gan - Ảnh 5.

Thuốc acetaminophen

Đây là một loại thuốc giảm đau, thường dùng điều trị giảm đau đầu, đau cơ hoặc cảm lạnh.

Nếu bắt buộc phải dùng acetaminophen, cần chắc chắn về cân nặng và liều lượng sử dụng thuốc bởi đây là một trong những loại thuốc có ảnh hưởng mạnh tới gan.

Những “sát thủ” thầm lặng gây bệnh gan - Ảnh 6.

Chất béo trans

Chất béo chuyển hóa (trans fat) có nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch, tăng cholesterol, béo phì, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ hay ung thư vú.

Chất béo này có nhiều trong các sản phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn đóng gói, đồ chiên rán…. Một chế độ ăn nhiều chất béo trans không tốt cho sức khỏe tổng thể và cả lá gan của bạn.

Những “sát thủ” thầm lặng gây bệnh gan - Ảnh 7.

Do phơi nhiễm

Một người khỏe mạnh hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh gan do phơi nhiễm.

Trong một số ngành nghề, như nghề y, bác sĩ phải tiếp xúc với những người mắc bệnh gan, chỉ cần một chút bất cẩn thiếu bảo hộ an toàn hay trong quá trình cấp cứu, phẫu thuật cho người bệnh bác sĩ dễ bị nhiễm bệnh.

Những người tiêm chích ma túy, dùng chung bơm, kim tiêm cũng dễ mắc các bệnh viêm gan B,C, thậm chí cả HIV.

Những “sát thủ” thầm lặng gây bệnh gan - Ảnh 8.

Uống rượu sẽ sinh bệnh gan

Bất cứ ai cũng biết rằng uống quá nhiều rượu sẽ có hại cho gan. Nguy cơ mắc bệnh gan ở người nghiện rượu cao hơn nhiều so với những người không uống rượu.

Ở những đối tượng này thường khi bệnh đã nặng, bệnh nhân mới được đưa đến bệnh viện, khi đó ngoài ảnh hưởng tới gan, rượu còn tác động tới hệ thần kinh của người bệnh.

Nếu phải uống rượu, nên uống vừa phải – chỉ nên uống mỗi ngày một ly đối với nữ và tối đa 2 ly đối với nam giới.

Theo Trí thức tr
Theo Trí thức tr

Nguồn: giadinh.net.vn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận