Những món hâm lại để ăn sẽ khiến bạn chết sớm hơn bất cứ ai

Những món hâm lại để ăn sẽ biến thành độc tố với cơ thể – các bạn hãy lưu ý ngay tránh rước họa vào thân.

Những món không hâm lại để ăn

Cơm nguội

Cơm thường xuyên được hâm nóng, nhưng có thể rất dễ khiến bạn bị ngộ độc. Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm giải thích: “Vấn đề thực sự không phải là hâm nóng, mà là cách bảo quản trước khi hâm nóng”.

“Gạo có thể chứa các bào tử của vi khuẩn gây ngộ độc. Khi nấu thành cơm, các bào tử vẫn có thể tồn tại. Sau đó, nếu cơm tiếp tục để ở nhiệt độ phòng, các bào tử có thể sinh sôi tạo ra các chất gây tiêu chảy hoặc nôn ói. Hâm nóng lại khó tránh khỏi việc bị ngộ độc”.

Về cơ bản, bạn đừng để cơm lâu trong nhiệt độ phòng. Hãy trữ cơm trong một chiếc hộp kín hơi ngay sau khi nấu và khi hâm lại sẽ an toàn hơn.

Bạn không nên hâm nóng lại thịt gà

Cần tây, rau bina và củ cải đường

Nhiệt có thể là nguyên nhân khiến cần tây, rau bina, củ cải đường bị nitrat hóa và sản sinh ra các độc tố, giải phóng các chất gây ung thư khi chúng được hâm nóng lên lần thứ hai. Vì vậy, nếu bạn không ăn hết những thực phẩm này trong 1 lần, bạn nên ăn nguội để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thịt gà

Khi hâm nóng thịt gà, protein trong thịt sẽ bị biến đổi thành phần và gây ra các vấn đề về tiêu hóa gây hại cho sức khỏe. Vì thế, hãy hạn chế việc hâm nóng thịt gà, hoặc nếu muốn hâm nóng bạn nên nấu chín kỹ và bọc kín trong giấy nhôm, bạc trước khi làm nóng.

Cần tây

Cũng có chứa nitrat nên sau khi hâm nóng cần tây sẽ gây hại cho cơ thể. Hãy bỏ cần tây ra ngoài nếu muốn hâm nóng món súp của bạn.

Củ dền

Loại củ này rất giàu ni-trát, nếu đem hâm nóng để ăn có thể khiến bạn bị đau bụng. Tốt hơn là ăn ngay khi nấu để tránh mọi nguy cơ.

Dầu

Các loại dầu như dầu hạt nho, dầu quả óc chó, dầu quả bơ và dầu hạt phỉ đều có điểm bốc khói thấp nên có thể khiến món ăn trở mùi ôi khi hâm nóng.

Tránh sử dụng những loại dầu này để nấu ăn , nướng hay chiên. Hâm lại món ăn dùng những loại dầu này có thể biến chúng thành chất béo nguy hiểm nếu nhiệt độ quá cao.

Chính vì những lí do trên mà bạn hãy tính toán thật kĩ lượng nguyên liệu cần đến để nấu nướng món ăn cho gia đình.

Trong trường hợp vẫn thừa thức ăn, bạn hãy tìm một công thức chế biến phần thừa ấy mà không cần phải hâm lại.

Khoai tây

Nếu để khoai tây đã nấu ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài, nó sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng và tạo cơ hội cho sự phát triển của bệnh ngộ độc.

Đây là một vấn đề lưu trữ khác, giống như cơm. Thế nên ngay khi vừa nấu khoai tây xong, hãy cất chúng vào tủ lạnh ngay nếu chưa dùng đến.

Một số lưu ý khi hâm nóng thức ăn:

– Khi hâm nóng lại cá, tôm, cua ốc, tốt nhất bạn cho thêm chút rượu, gừng hành hoặc tỏi. Điều này sẽ làm cho thực phẩm thêm vị thơm ngon và có tác dụng diệt vi khuẩn nhất định, sẽ tốt hơn cho dạ dày của bạn.

– Đối với các món thịt nhất định phải đun ít nhất từ 10 phút trở lên, hoặc cho vào lò vi sóng quay trên 1 phút. Nên cho thêm một chút giấm vào để giữ không làm mất khoáng chất.

– Cơm và các thực phẩm từ nông sản là nhóm thực phẩm giàu tinh bột rất dễ bị nhiễm tụ cầu khuẩn và aflatoxin, đây đều là các chất độc hại không thể loại bỏ được ở môi trường nhiệt độ cao. Vì vậy tốt nhất nên ăn hết sau khi nấu. Nếu như sau 2 ngày bạn chưa ăn hết thì hãy bỏ đi.

Nguồn: giadinh.net.vn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận