Nhũ nham (ung thư vú)

Khái niệm theo y học cổ truyền

Do khí – huyết bất túc ảnh hưởng tới thận, thận sinh cốt tủy, tủy sinh huyết, ứ đọng lại thành thũng lưu.

Đàm thấp bất hòa. Nếu không điều trị kịp thời sẽ tụ lại thành nhũ nham, cũng có thể do độc tà từ ngoài xâm phạm vào kết hợp giữa phục tà và tâm cảm mà phát sinh bệnh; làm cho tạng phủ hư hao mà chủ yếu là can, thận; liên quan tới thất tình, giận dữ, phẫn nộ.

Các Thể bệnh

Thể can uất khí trệ

Hay cáu gắt giận dữ, tinh thần u uất, ăn kém, ợ hơi, đầy chướng; quanh quầng vú có khối u rắn ấn đau, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch huyền tế.

Pháp chữa: thư can – giải uất – nhuyễn kiên – tán kết.

Bài thuốc: “Tiêu giao tán” gia giảm.

Trọng dụng: sài hồ tẩm giấm, hương phụ, uất kim, mỗi thứ 12g; bạch thược, bạch linh, thanh bì, qua lâu, mỗi thứ 15g; qui 10g, bạch truật 20g.

Nếu táo bón nhiều thì gia thêm mang tiêu 15 – 16g.

Nghiệm phương: rễ hẹ 12g, hạ khô thảo 20g.

Nếu bụng đầy chướng (vị hàn) thì thay hạ khô thảo bằng:

Hải tảo 12g.

Côn bố 12g.

Đào nhân 10g.

Thất diệp nhất chi hoa 10g.

Nga truật 20g.

Tỳ hư đàm thấp trở trệ

Sắc mặt vàng tối, tinh thần mệt mỏi, chi giá lạnh, ngực tức, bụng chướng, đại tiện lỏng nát, rêu lưỡi trắng dính nhớt, chất lưỡi nhợt, mạch huyền hoạt.

Pháp chữa: kiện tỳ – hóa đàm – tán kết – giải độc.

Bài thuốc: “Hương sa lục quân” gia thêm cỏ lưỡi rắn 40g, cốc tinh thảo 12g.

Thể độc ứ

Tâm phiền táo trằn trọc, mặt mắt đỏ, đau vú dữ dội, chất lưỡi đỏ có nhiều ban đỏ ứ huyết, lưỡi thường không rêu, mạch huyền sác, tiểu tiện vàng đỏ. Pháp chữa là hoạt huyết – hóa ứ – thanh nhiệt – giải độc.

Nếu bệnh nhân hay cáu gắt giận dữ, tinh thần u uất, ăn kém, ợ hơi, đầy chướng, quanh quầng vú có khối u rắn, ấn đau, rêu lưỡi vàng mỏng mạch huyền tế là can khí uất kết.

Pháp chữa: thư can – giải uất – nhuyễn kiên – tán kết.

Bài thuốc: “Tiêu giao tán” gia giảm.

Sài hồ tẩm giấm 12g Thanh bì 15g.

Hương phụ 12g Qua lâu 15g.

Uất kim 12g Đương qui 10g.

Bạch thược 15g Bạch truật 20g.

Bạch linh 15g

Gia giảm:

Nếu táo bón nhiều thì gia thêm mang tiêu 15 – 16g.

Nghiệm phương: rễ hẹ 12g, hạ khô thảo 20g.

Nếu bụng đầy chướng (vị hàn) thay hạ khô thảo bằng:

Hải tảo 12g Hạ khô thảo 20g.

Côn bố 12g Nga truật 20g.

Đào nhân 10g Long cốt 15g.

Thất diệp nhất chi hoa 10g Mẫu lệ 15g.

Ý dĩ 20g

Bài thuốc: “đào hồng tứ vật” gia giảm:

Đào nhân 12g Tử hà sa 15g.

Hồng hoa 12g Sơn đậu căn 15g.

Nhũ hương 12g Kim ngân hoa 20g.

Xích thược 15g Bồ công anh 40g.

Đan sâm 15g.

Khí – huyết tổn thương

Sắc mặt trắng bệch, tinh thần mệt mỏi ủ rũ, tiều tụy, bi quan, hồi hộp, ăn không tiêu, u vú sùi lở loét, đau kịch liệt liên tục, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch trầm tế.

Pháp chữa: bổ khí – dưỡng huyết – giải độc.

Bài thuốc: “đương qui bổ huyết thang” hợp “ích khí định vị thang”:

Đẳng sâm 12g Xuyên bối mẫu 12g

Xuyên khung 12g Phục linh 20g.

Bạch thược 12g Đan sâm 20g.

Hương phụ 12g Cỏ lưỡi rắn 30g.

Đương qui 12g Cam thảo 6g.

Sinh địa 12g Trần bì 8g.

Nếu có sốt bội nhiễm thì giải độc tiêu viêm:

Hạ khô thảo 20g Xuyên bối mẫu 10g.

Hải tảo 20g Bồ công anh 12g.

Sơn đậu căn 20g Xuyên bối mẫu 10g.

Qua lâu 12g B án hạ chế 8g.

Bạch truật 15g Ý dĩ 16g.

Nếu tâm hoả quá thịnh – tân dịch hao tổn làm khí – huyết bất túc, tỳ – vị bất hoà, độc tà phạm tạng phủ.Khi điều trị phải dùng:

Sâm 12g Long nhãn 12g.

Qui 12g Bạch cập 12g.

Thục 12g A giao 12g.

Kê huyết đằng 12g Sinh địa 15g.

Tử hà sa 12g Hoàng kỳ 20g.

Qui bản 12g.

Thuốc nghiệm phương thường dùng: a giao, qui bản liều cao tán bột hoặc ngâm rượu uống liên tục kết hợp với thuốc sinh tân – nhuận táo:

Sinh địa 20g Thạch hộc 15g.

Đẳng sâm 40g Lô căn 15g.

Mạch môn 15g Thiên hoa phấn 15g.

Gần đây nhiều tác giả Trung Quốc dùng vị thuốc có tên là “bạch hoa sà thiệt thảo”chỉ định liều từ 20- 30 gam khô trong các giai đoạn ung thư vú, đề nghị cân đuợc nghiên cứu thêm.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận