Nguyên nhân bệnh đau mỏi vai gáy và cách điều trị dứt điểm

Bệnh đau mỏi vai gáy ngày này có thể coi là bệnh rất thường gặp nhất là đối với dân văn phòng. Vậy nguyên nhân là gì và cách điều trị như thế nào, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin toàn diện về bệnh và hướng điều trị hiệu quả nhất.

Đau mỏi vai gáy là một bệnh lý về cơ xương khớp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, đặc biệt là với những người thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động như “dân văn phòng”. Bệnh gây ra những cơn đau nhức ở vùng vai, gáy, lan dần xuống bả vai, tê mỏi cánh tay… làm cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống. Hơn thế nữa, đau vai gáy còn tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm khác về xương khớp như thoát hóa đốt sống cổ, dính khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm… Thoát khỏi bệnh đau mỏi vai gáy là mong muốn của hàng triệu người bệnh, nhưng một phần do nhận thức chưa đủ về mức độ nguy hiểm của bệnh, một phần do chưa có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và điều trị dứt điểm căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đau mỏi vai gáy
Đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy (ảnh minh họa)

Biểu hiện của đau mỏi vai gáy – Chớ nên xem thường!

Đúng như tên gọi bệnh, đau mỏi vai gáy có biểu biện rõ nét nhất là vùng vai gáy bị nhức mỏi, đau. Cơn đau mỏi thường có những đặc điểm sau:

  • Những cơ đau thường xuất hiện vào sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng nhọc hoặc bị nhiễm lạnh.
  • Đau tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, khi thời tiết thay đổi; giảm khi nghỉ ngơi.
  • Cơn đau có thể nhanh chóng chấm dứt và không tái lại (đau mỏi vai gáy cấp tính) nhưng nó cũng có thể kéo dài vài ngày, vài tháng (đau mỏi vai gáy mãn tính).
  • Cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên khiến nó bị tê mỏi , cảm giác nặng nề và khó khăn trong vận động.
  • Cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt (uống nước sặc, nghẹn), đồng thời có thể xảy ra rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, X, XI…
  • Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém, khó ngủ, dễ xúc động…

Đau mỏi vai gáy xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Nguyên nhân cơ học: Tư thế ngồi, nằm, thói quen gối đầu cao khi ngủ, nằm ngủ tựa đầu lên ghế, nằm nghiêng, ngồi trước quạt, dầm mưa lâu, tắm gội buổi tối… làm giảm sự cung cấp ô-xy cho các tế bào cơ, làm các cơ thiếu máu và dẫn đến đau nhức, cứng cổ, vai, gáy, người mệt mỏi, khó vận động xoay cổ, vặn tay, lưng…

Nguyên nhân tuổi tác: Từ tuổi trung niên, do quá trình lão hóa tự nhiên, hệ mạch máu bị giảm tính dẻo dai, đàn hồi khiến việc lưu thông máu và trao đổi ô-xy trong cơ thể suy giảm, từ đó gây ra những biểu hiện như hoa mắt, nhức đầu, mỏi cổ, quay cổ nghe lắc rắc… Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ người đau mỏi vai gáy đang có xu hướng trẻ hóa. Nhân viên văn phòng ngồi làm việc nhiều trước máy vi tính, lái xe đường dài… là những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh xương khớp này.

Do bệnh lý khác: Đau mỏi vai gáy không đơn thuần là một bệnh, nó còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, dính khớp bả vai, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, loãng xương…

Ngoài ra, thời tiết cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh đau mỏi vai gáy trầm trọng hơn. Khi thời tiết trở lạnh, cơ thể yếu có thể bị nhiễm lạnh đột ngột, khí huyết ứ trệ, lượng ô-xy cung cấp cho máu bị giảm sút gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến đau nhức.

Phương pháp chữa bệnh đau mỏi vai gáy

Bệnh đau mỏi vai gáy nếu để càng lâu thì bệnh càng nặng, khó điều trị và càng có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần lưu ý phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây ra bệnh và điều trị dứt điểm bằng phương pháp phù hợp.

#1 – Thuốc giảm đau chữa đau mỏi vai gáy – Chớ nên lạm dụng

Với những cơn đau mỏi vai gáy cấp, mọi người thường nghĩ ngay đến các loại thuốc giảm đau (đường uống, tiêm, cao dán). Các thuốc giảm đau thường được dùng là Acetaminiphen (paracetamol); thuốc bôi ngoài da chứa Capsaicin, Salicylat, một số loại kháng viêm không steroid; thuốc chứa corticoid. Tuy nhiên, người bệnh khi dùng các thuốc này cần lưu ý một số tác dụng ngoại ý như gây xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ảnh hưởng tới gan, da…thậm chí sử dụng kéo dài có thể gây giòn xương.

#2 – Dùng thực phẩm chức năng – An toàn nhưng hiệu quả không cao

Có rất nhiều loại viên uống bổ sụn khớp, bổ sung các dưỡng chất, khoáng chất giúp xương khớp chắc khỏe. Dùng các sản phẩm này tương đối an toàn nhưng tác dụng lại chưa cao do chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thể điều trị bệnh.

Y học cổ truyền là phương pháp tốt nhất

Y học cổ truyền quan niệm đau mỏi vai gáy do nhiều nguyên nhân với nhiều thể khác nhau. Với mỗi thể, mỗi chứng trạng lại có những phép chữa riêng, bài thuốc và các vị thuốc gia giảm khác nhau để trị đúng căn nguyên của bệnh và cho kết quả dứt điểm, đồng thời điều hòa cơ thể, bồi bổ ngũ tạng ngăn ngừa bệnh tái phát.

  • Đau mỏi vai gáy thể Phong hàn: phong hàn xâm nhập vào các đường kinh mạch ở vai gáy gây ra tình trạng vai gáy đột nghiên cứng, quay đầu khó; ấn vào các cơ thang, đòn chũm thấy đau, co cứng so với bên lành; sợ lạnh, rêu trắng, mạch phù. Phép chữa: Khu phong tán hàn, hành khí.
  • Đau mỏi vai gáy thể Phong đờm: Gáy cứng lâu ngày, đau nhức, xoay chuyển khó khăn, chân tay tê dại, miệng mắt méo xệch hoặc chân tay đau mỏi. Phép chữa: hoạt hyết hóa ứ, trừ thấp quét đàm, hành khí thông lạc.
  • Đau mỏi vai gáy thể Thận hư phong thấp: Lưng và cột sống cử động khó khăn, gáy cứng, chân tay tê dại. Phép chữa: Bổ thận trừ thấp.
  • Đau mỏi vai gáy thể Can thận hư: Can thận hư yếu thì gân xương không được cấp dưỡng đầy đủ, nội phong tự sinh khiến gáy cứng đau, cúi xuống hoặc quay đầu khó khăn; khi vận động thì đau nhiều, có khi đau giật hoặc đau từng cơn, nằm nghỉ thì đỡ đau; rêu lưỡi đỏ nhạt không tươi. Phép chữa: Bổ thận tráng cân.
  • Đau mỏi vai gáy thể Âm hư dương cang: Âm hư dương cang khiến cổ gáy đơ cứng khói chịu, bệnh trình dai dẳng, ù tai chóng mặt, lưng đùi mềm, mặt mắt đỏ, đi đứng lảo đảo, đầu nặng chân nhẹ, mạch huyền tế. Phép chữa: Bình can tiềm dương, nhu cân tức phong.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận