Lý do người Việt sống ‘chưa khỏe’

Kết quả khảo sát của Tập đoàn Bảo hiểm nhân thọ AIA, thực hiện tại 15 nước châu Á bao gồm Việt Nam, đã chỉ ra một số thói quen sống “chưa khoẻ” của người Việt.

Ăn uống khoa học – thực tế còn xa so với nhận thức

Khi được phỏng vấn, người Việt thể hiện ý thức khá cao trong việc lựa chọn thực phẩm và chế độ ăn uống khoa học. Đến 90% người Việt ý thức được rằng họ cần làm gì để cải thiện tình trạng sức khỏe, trong đó có ăn uống một cách khoa học.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn bị ảnh hưởng bởi thói quen “Ăn theo tiếng gọi của dạ dày”. Các bữa ăn của người Việt thiếu rau và trái cây so với mức khuyến cáo 400g/ngày của WHO, và dùng một lượng muối cao hơn rất nhiều so với mức khuyến cáo là ít hơn 5g/ngày.

Hàng ngày, chúng ta luôn phải “đối mặt” với những lựa chọn khó khăn

Cũng đã có những xu hướng ăn “sạch”, từ ăn chay đến cầu kỳ hơn như thực dưỡng, detox, thực phẩm hữu cơ,… đang được nhiều người tìm hiểu và áp dụng. Nhưng các dòng sản phẩm này chưa thực sự phổ biến và mức giá cũng còn khá cao.

“Quên” kiểm tra sức khỏe

Kết quả từ khảo sát của AIA cũng cho thấy tỉ lệ người trưởng thành Việt Nam kiểm tra sức khoẻ định kỳ trong 12 tháng trở lại đây đã giảm xuống còn có 61% so với mức 70% ở thời điểm khảo sát năm 2011. Nhiều người cho rằng chỉ cần đi khám sức khỏe khi cơ thể có vấn đề. Đây là một thói quen sai lầm,và thực tế là cứ 4 người đi khám ung thư thì 3 người đã ở giai đoạn cuối, nhiều bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường mà hoàn toàn không biết là mình đang bị bệnh. Chính điều này đã khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và không được can thiệp và điều trị kịp thời.

Tập luyện – bận rộn không còn là lý do chính

80% người Việt tập thể dục, nhưng mỗi tuần chỉ tập có 2,8 giờ, giảm mạnh so với 4,9 giờ/tuần vào năm 2013. Không phải người Việt không chịu tập thể thao, thậm chí các phòng gym quy mô lớn đang được mở ra ngày càng nhiều, nhưng số người từ bỏ phòng tập chỉ sau vài buổi cũng nhiều không kém, có thể là do động lực chưa đủ, hoặc vẫn còn quá nhiều “cám dỗ” khác ngoài cuộc sống.

Một lý do không kém phần quan trọng là thời gian sử dụng internet (không liên quan đến mục đích công việc). Người Việt trưởng thành đang dành tới 1,6 giờ mỗi ngày để đắm chìm trên mạng. Tuy con số này có thấp hơn một chút một số quốc gia trong khu vực, cũng khá là đáng lo. Thói quen lướt web, Facebook hay mê mải các trò chơi online thường xuyên sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, tổn thương não bộ, cột sống, ảnh hưởng đến thời gian vận động.Tất nhiên,thời gian “sống ảo” tăng thì thời gian dành cho tập luyện thật sẽ ít đi.

vietnamnet

Chúng ta dường như đang “check-in” nhiều hơn là thực sự luyện tập

“Mất” cân bằng giữa công việc, học tập và cuộc sống

Kết quả khảo sát trên 3.300 người của một trang web việc làm cho thấy, 71% người lao động Việt Nam không có đủ thời gian dành cho gia đình mỗi ngày vì phải thường xuyên làm việc trễ giờ, chỉ 38% có thời gian cuối tuần dành cho bản thân và gia đình. So với các nước trong khu vực, trẻ em Việt Nam đang thiếu hẳn thời gian vận động để phát triển thể chất, vì phải dành hầu hết thời gian cho bài tập về nhà, di chuyển giữa các lớp học chính và học thêm, xem TV…

Đôi khi,chỉ một thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày cũng có thể tạo nên những khác biệt lớn. AIA luôn đề cao tầm quan trọng của sức khỏe và hiện đang nỗ lực đi từ những bước nhỏ nhất, giúp xây dựng những thói quen tốt hàng ngày, dần xây dựng “văn hoá sống khoẻ” cho người Việt.

Rất sớm thôi, AIA sẽ giới thiệu tại Việt Nam chương trình AIA Vitality – một chương trình chăm sóc sức khỏe độc đáo nhằm giúp nâng cao sức khoẻ cho các khách hàng của AIA từ việc “sống khoẻ” hơn mỗi ngày. AIA đã triển khai rộng rãi chương trình này tại 18 thị trường Châu Á. Một loạt các hoạt động hấp dẫn đang được đón chờ tại Việt Nam, bao gồm các diễn đàn chia sẻ bí quyết sống khoẻ, cuộc thi thách thức tập luyện, và sự ra mắt của ứng dụng AIA Vitality, công cụ hiệu quả để khuyến khích người Việt theo dõi sức khoẻ và vận động tích cực hơn.

V.N.Minh

Nguồn Vietnamnet

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận