[Châm cứu] Khái niệm về huyệt vị trong châm cứu

Huyệt là nơi dinh khí và vệ khí vận hành qua lại vào ra nơi tạng phủ kinh lạc, nó phân bố khắp phía ngoài cơ thể, góp phần giữ gìn cho các hoạt động sinh lý của cơ thể luôn ở trong trạng thái bình thường.

Huyệt không những có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động sinh lý và các biểu hiện bệnh lý của cơ thể, mả nó còn giúp cho việc chẩn đoán bệnh và phòng bệnh một cách tích cực.

Người xưa gọi theo nhiều tên khác nhau : du huyệt, khổng huyệt, kinh huyệt, khí huyệt… Ngày nay thường dùng là huyệt.

Kinh văn

Hoàng Đế Vấn viết : Dư văn khí huyệt (1) tam bách lục thập ngũ, dĩ ứng nhất tuế, vị tri kỳ sở, nguyện tốt văn chi.

Kỳ Bá Đáp viết: Tạng du (2) ngũ thập huyệt, phủ du (3) thất thập nhị huyệt, nhiệt du (4) ngũ thập cửu huyệt, thuỷ du (5) ngũ thập thất huyệt, đầu thượng ngũ hàng, hành ngũ, ngủ ngũ nhị thập ngũ huyệt, trung lữ lưỡng bàng các ngủ (6) phàm thập huyệt đại chuỳ thượng lưỡng bảng các nhất (7) phàm nhị huyệt, mục đồng tử phù bạch nhị huyệt, lưỡng bệ yếm phân trung nhị huyệt (8) độc tỵ nhị huyệt, nhĩ trung đa sữ văn nhị huyệt (9). Mỵ bản (10) nhị huyệt, hoàn cốt nhị huyệt, hạng trung ương nhất huyệt (11) chẩm cốt nhị huyệt (12), thượng quan nhị huyệt, đại nghinh nhị huyệt, hạ quan nhị huyệt, thiên trụ nhị huyệt, cự hư thượng hạ liêm tứ huyệt, khúc nha nhị huyệt (13), thiên đột nhất huyệt, thiên phủ nhị huyệt, thiên dũ nhị huyệt, phù đột nhị huyệt, thiên song nhị huyệt, kiên giải nhị huyệt (14), quan nguyên nhất huyệt, uỷ dương nhị huyệt, kiên trinh nhị huyệt, âm môn (15) nhất huyệt.

Tề (16) nhất huyệt, hung du thập nhị huyệt (17), bối du nhị huyệt (18), ưng du thập nhị huyệt (19), phân nhục nhị huyệt (20), khoả thượng hoành nhị huyệt (21), âm dương kiểu tứ huyệt (22). Thuỷ du tại chủ phân, nhiệt du tại khí huyệt, hàn nhiệt du tại lưỡng hài yếm trung nhị huyệt (23), đại cấm nhị thập ngủ (24), tại thiên phủ hạ ngũ thốn, phăm tam bách lục thập ngũ huyệt, châm chi sở do hành giã.

Chú giải:

  1. Khí huyệt: Tức là huyệt vị mà kinh khí dồn vào đó. Trương Cảnh Nhạc nói : “Những lỗ huyệt trong người ta thì khí đều đóng vào đấy, thiên này nói về huyệt không nói về kinh nên gọi là khí huyệt”.
  2. Tạng du ngũ thập huyệt: tạng tức là ngũ tạng : tâm, can, tỳ, phế, thận; du tức là ngũ du huyệt : tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp. Mỗi tạng có 5 huyệt, tổng cộng có 25 huyệt, cả hai bên thành 50 huyệt (bảng dưới đây) :
Ngũ du

tạng

Tỉnh (mộc) Huỳnh (hoả) Du (thổ) Kinh (kim) Hợp (thủy)
Can Đại đôn Hành gian Thái xung Trung phong Khúc truyền
Tâm Thiếu xung Thiếu phủ Thần môn Linh đạo Thiếu hải
Tỳ Ẩn bạch Đại đô Thái bạch Thương khâu Âm lăng tuyền
Phế Thiếu thương Ngư tế Thái uyên Kinh cừ Xích trạch
Thận Dũng tuyền Nhiên cốc Thái khê Phục lưu Âm cốc
  1. Phủ du thất thập nhị huyệt. Phủ là lục phủ : đại trường, tiểu trường, vị, bàng quang, tam tiêu, đởm; du là ngũ du : tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp.

Mỗi phủ đều có 6 huyệt, 6 phủ là 36 huyệt, tính cả hai bên thì có 72 huyệt theo bảng sau :

Du huyệt

Tỉnh

(kim)

Huỳnh

(thủy)

Du

(mộc)

Nguyén Kinh

(hoả)

Hợp (thổ)
Đại trường Thương dương Nhị gian Tam gian Hợp cốc Dương khê Khúc trì
Tiểu trường Thiếu trạch Tiên cốc Hậu khê Uyển cốt Dương cốc Tiểu hải
Vị Lệ đoài Nội đình Hãm cốc Xung dương Giải khê Túc tam lý
Bàng quang Chí âm Thông cốc Thúc cốt Kinh cốt Côn lôn Uỷ trung
Tam tiêu Quan xung Dịch môn Trung chữ Dương trì Chi câu Thiên tỉnh
Đởm Khiếu âm Hiệp khê Túc lâm khấp Khâu khư Dương phụ Dương lăng tuyền
  1. Nhiệt du : nói về 59 huyệt chữa bệnh nhiệt:

Trên đầu có 5 hàng, mỗi hàng 5 huyệt có thể trừ được nhiệt tà của các kinh dương, nghịch lên.

8 huyệt: đại trữ, ưng du, khuyết bồn, bối du (hai bên) có thể trừ được nhiệt ở trong ngực.

8 huyệt (hai bên) : khí nhai, tức tam lý, thượng cự hư, hạ cự hư có thể trừ được nhiệt trong vị.

8 huyệt: vân môn, ngung cốt, uỷ trung, tuỷ không có thể trừ được nhiệt ở chân tay.

10 huyệt du ở bên cột sống (của ngũ tạng) có thể tả được nhiệt của ngũ tạng.

  1. Thuỷ du : nói về 57 huyệt chữa thuỷ bệnh.

Từ xương cụt lên có 5 hàng, mỗi hàng có 5 huyệt.

Trên huyệt phục thỏ đều có hai hàng, mỗi hàng 5 huyệt. Tổng cộng hai bên có 20 huyệt.

Trên mắt cá trong chân có một hàng 6 huyệt, hai bên có 12 huyệt.

  1. Trung lữ lưỡng bàng các ngũ : lữ là thân lưng. Trung lữ lương bàng tức là hai bên xương sống đo ra một thốn rưỡi là ngũ tạng du của kinh túc thái dương: phế du, tâm du, can du, tỳ du, thận du.
  2. Đại chuỳ thượng lưỡng bàng các nhất: hai bên huyệt đại chuỳ là huyệt đại trữ của kinh túc thái dương bàng quang.
  3. Lưỡng bệ yếm phân trung nhị huyệt: tức là huyệt hoàn khiêu.
  4. Nhĩ trung đa sở văn nhị huyệt: tức là huyệt thính cung.
  5. Mỵ bản : là huyệt toản trúc.
  6. Hạng trung ương nhất huyệt: là huyệt phong phủ.
  7. Chẩm cốt nhị huyệt: là huyệt khiếu âm vì vị trí.của huyệt này ở vào chỗ xương chẩm nên gọi là chẩm cốt.
  8. Khúc nha nhị huyệt: tức là huyệt giáp xa.
  9. Kiên giải nhị huyệt: tức là huyệt kiên tỉnh.
  10. Âm môn : tên gọi khác là á môn, tức là huyệt á môn.
  11. Tê : tức là huyệt thần khuyết.
  12. Hung du thập nhị huyệt: là các huyệt du phủ, quắc trung, thần tàng, linh khu, thần phong, bộ lang. Cả hai bên là 12 huyệt.
  13. Bối du nhị huyệt: gọi là huyệt cách du.
  14. Ưng du thập nhị huyệt: các huyệt vân môn, trưng phủ, chu vinh, hung hương, thiên khê, thực đậu, cả hai bên là 12 huyệt.
  15. Phân nhục nhị huyệt: còn gọi là huyệt dương phụ.
  16. Khỏa thượng hoành nhị huyệt: là huyệt giải khê.
  17. Âm dương kiểu tứ huyệt : âm kiểu là chỉ vào huyệt chiếu hải, dương kiểu là huyệt thân mạch, hai bên có 4 huyệt.
  18. Lưỡng hải yếm trung nhị huyệt : chữ yếm ở đây như chử áp, là chỗ eo hẹp. Ngô Côn và Trương Chí Thông cho là huyệt dương lăng tuyền.
  19. Đại cấm nhị thập ngũ : đại cấm chỉ huyệt ngũ lý. Trương Chí Thông nói: “đại cấm nhị thập ngũ là cấm châm đên 25 lần” đó tức là nói huyệt này không được châm đến 25 lần.

Dịch nghĩa:

Tạng du có 50 huyệt, phủ du có 72 huyệt, nhiệt du có 59 huyệt, thuỷ du có 57 huyệt. Trên đầu có 5 hàng, mỗi hàng có 5 huyệt, 5 lần 5 là 25 huyệt. Bối du của ngũ tạng ở hai bên cột sống, mỗi bên có 5 huyệt, cộng lại là 10 huyệt. Hai huyệt đại trữ ở hai bên đại chuỳ, 2 huyệt phù bạch ở đồng tử mắt, 2 huyệt hoàn khiêu ở hai bên hông, 2 huyệt độc tỵ ở gối, 2 huyệt thính cung ở tai, 2 huyệt toản trúc, 2 huyệt hoàn cốt, chính giữa gáy 1 huyệt phong phủ, 2 huyệt thượng quan, 2 huyệt đại nghinh, 2 huyệt hạ quan, 2 huyệt thiên trụ, 4 huyệt thượng hạ cự hư, 2 huyệt giáp xa, 1 huyệt thiên đột, 2 huyệt thiên phủ, 2 huyệt thiên dữ, 2 huyệt phủ đột, 2 huyệt thiên song, 2 huyệt thiên tỉnh, 1 huyệt quan nguyên, 2 huyệt uỷ dương, 2 huyệt kiên trinh, 1 huyệt á môn.

Chính giữa rốn 1 huyệt (thần khuyết), 12 huyệt hung du, 2 huyệt cách du, ưng du 12 huyệt, 2 huyệt dương phụ, 2 huyệt giải khê, âm dương kiểu 4 huyệt. Những huyệt chữa về thuỷ (ở giữa khoảng giáp thịt của các kinh), những huyệt chữa nhiệt đều là những huyệt dương khí tụ hội, những huyệt chữa về hàn nhiệt thì có 2 huyệt dương lăng tuyền; đại cấm huyệt là huyệt ngũ lý thì cấm châm đến 25 lần (ở dưới huyệt thiên phủ 5 thốn). 365 huyệt kể trên tức là những huyệt vị dùng để châm.

Nhận xét:

Những huyệt vị chép ở kinh văn này, nguyên văn thì nói có 365 huyệt, nhưng đối chiếu tỷ mỉ thì trừ một số huyệt trùng nhau ra, chỉ có 357 huyệt.

Các nhà chú thích tra khảo và đính chính rất nhiều, song vẫn không phù hợp với nhau, có thể vì sao chép nhiều đời mà trở nên nhầm lẫn, cần phải tra cứu thêm.

Tóm lại:

Hệ thống kinh lạc là một hệ thống nối liền nội tạng với toàn cơ thể, thông suốt trong ngoài. Nó là nơi tuần hành của khí huyết đi nuôi dưỡng toàn thân thể để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, tác dụng của kinh mạch một mặt nói lên chức năng sinh lý bình thường và sự thay đổi bệnh lý của cơ thể.

Có thể dựa vào đó làm quy tắc chỉ đạo lâm sàng, chẩn đoán và trị liệu bệnh tật, quyết đoán sự sống chết,., vì vậy mỗi thầy thuốc cần hiểu rõ vê hệ thống kinh lạc, Thiên kinh biệt sách linh khu viết: “12 đường kinh mạch phối hợp với 12 tháng, 12 giờ, 12 tiết, 12 dòng sông. Đó chính là tình hình đại khái của ngũ tạng lục phủ trong cơ thể, cơ thể tương ứng với các hiện tượng tự nhiên, vổ trạng thái sinh lý thì 12 kinh mạch giữ gìn sinh mệnh của con người. Về trạng thái bệnh lý là cơ chế hình thành bệnh tật. Cho nên vế phương diện điều trị, kinh lạc có thể làm chỗ căn cứ cho việc chẩn đoán, cũng là nguyên tắc chỉ đạo lâm sàng để tiêu trừ bệnh tật, là lý luận cơ bản cần nắm vững và nghiên cứu sâu, biết rõ sự tinh vi trong đó sẽ đạt được đỉnh cao. Thầy thuốc nông cạn thì cho là rất dễ dàng không biết coi trọng, chỉ có thầy thuốc giỏi muốn hiểu được sự tinh vi trong đó mới thấy khó mà đạt tới được”.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận