Huyệt Uyển Cốt: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Uyển Cốt

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Xương cổ tay gọi là uyển cốt, huyệt ở vị trí vùng này, vì vậy gọi là Uyển Cốt (Trung Y Cương Mục).

XUẤT XỨ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

VỊ TRÍ

Phía bờ trong bàn tay, nơi chỗ lõm giữa xương móc và xương bàn tay 5, trên đường tiếp giáp da gan tay, mu tay.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 4 của kinh Tiểu Trường.

• Huyệt Nguyên của kinh Tiểu Trường.

TÁC DỤNG

Thanh thấp nhiệt ở Tiểu Trường.

CHỦ TRỊ

• Trị khớp khuỷu tay, cổ tay, ngón tay viêm, đầu đau, tai ù, nôn mửa, tiểu đường.

• Châm trong những trường hợp tay không sức, không cầm được đồ vật (Biển Thước Tâm Thư).

CHÂM CỨU

Châm thẳng sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cơ da gan tay, cơ dạng ngón út, chỗ lõm giữa đầu trên xương bàn tay 5 và xương tháp, đáy chỗ lõm là xương móc.

• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Trung Chử (Ttu 3) trị ngón tay không thể co duỗi được (Thiên Kim Phương).

2.Phối Thiên Tông (Ttr 11) trị vai và tay đau (Tư Sinh Kinh).

3.Phối Dương Cốc (Ttr 5) trị cổ gáy sưng, nóng lạnh (Tư Sinh Kinh).

4.Phối Trung Quản trị Tỳ hư, hoàng đản (Châm Cứu Tụ Anh).

5.Phối Dũng Tuyền (Th 1) + Ngoại Quan (Ttu 5) Thân Mạch (Bq 62) trị vàng da sau khi bị thương hàn (Châm Cứu Đại Thành).

6.Phối Di Du + Túc Tam Lý (Vi 36) + Tỳ Du (Bq 20) trị tiểu đường (Châm Cứu Học Thượng Hải). 7. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Gian Sử (Tb.5) + Tam Gian (Đtr 3) trị khớp cổ tay viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận