Huyệt Trung Chử: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh thủ thiếu dương tam tiêu

Trung Chử

Tên Huyệt:

Huyệt ở giữa (trung) chỗ lõm khe xương bàn – ngón tay 4 – 5, giống hình bãi sông (Chử), vì vậy gọi là Trung Chử.

Tên Khác:

Hạ Đô.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 3 của kinh Tam Tiêu.

Huyệt Du, thuộc hành Mộc, huyệt Bổ.

Vị Trí huyệt:

Trên mu tay, giữa ngón tay xương bàn tay thứ 4 và thứ 5, trong chỗ lõm trên kẽ ngón tay 1 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là khe giữa gân duỗi ngón thứ 2 của cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi riêng ngón tay thứ 5, cơ gian cốt mu tay, cơ gian cốt gan tay, cơ giun, bờ trong đầu dưới xương bàn tay 4.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay và dây thần kinh trụ.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8 hoặc D1.

Tác Dụng:

Lợi nhĩ khiếu, sơ khí cơ của Thiếu Dương.

Chủ Trị:

Trị tai ù, điếc, đầu đau, họng đau, chi trên liệt.Phối Huyệt:

1. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Nội Đình (Vị 44) trị miệng đau, nuốt đau (Thiên Kim Phương).

2. Phối Thái Khê (Th.3) trị cuống họng sưng (Châm Cứu Đại Thành).

3. Phối Đại Đôn (C.1) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị thương hàn bất tỉnh (Châm Cứu Cứu Đại Thành).

4. Phối Khâu Khư (Đ.40) + Thương Dương (Đại trường.1) trị sốt rét (Châm Cứu Đại Thành).

5. Phối Dịch Môn (Tam tiêu.2) trị tay và cánh tay sưng đỏ, đau (Ngọc Long Ca).

6. Phối Ế Phong (Tam tiêu.17) + Nhĩ Môn (Tam tiêu.21) trị tai ù, điếc (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 0, 3 – 0, 5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh thủ thiếu dương tam tiêu

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận