Huyệt Tình Minh: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc thái dương bàng quang

Tình Minh

Tên Huyệt Tình Minh:

Huyệt có tác dụng làm cho con ngươi mắt (tinh) sáng lên (minh), vì vậy gọi là Tình Minh (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Lệ Không, Lệ Khổng, Mục Nội Tý, Tinh Minh

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính Huyệt Tình Minh:

Huyệt nhận được những mạch của kinh Chính Thủ Thái Dương, Túc Dương Minh, mạch Âm Kiều, mạch Dương Kiều và mạch Đốc.

Vị Trí h Huyệt Tình Minh:

Cách đầu trong góc mắt 0, 1 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ vòng miệng dưới, chỗ bám của cơ tháp, cơ mày, trên chỗ bám của cơ nâng mũi và môi trên. Chỗ xương hàm trên tiếp khớp với xương trán. Trong ổ mắt có cơ thẳng trong.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh dưới dây thần kinh sọ não số III.

Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác Dụng Huyệt Tình Minh:

Sơ phong tiết nhiệt, thanh hoả, minh mục.

Chủ Trị Huyệt Tình Minh:

Trị các bệnh về mắt, thần kinh mặt liệt.

Phối Huyệt:

1. Phối Hành Gian (C.2) trị quáng gà (Châm Cứu Tụ Anh).

2. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Tứ Bạch (Vị 2) trị mắt có mộng thịt (Châm Cứu Đại Thành).

3. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Tứ Bạch (Vị 2) trị mắt đỏ, mắt viêm (Châm Cứu Đại Thành).

4. Phối Ngư Vĩ + Thái Dương [châm ra máu] trị mắt sưng đỏ, đau (Ngọc Long Kinh).

5. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thái Dương + Túc Tam Lý (Vị 36) trị mắt tự nhiên sưng đỏ, mắt đau (Thẩm Thị Dao Hàm).

6. Phối Toản Trúc (Bàng quang.2) trị mắt mờ, ra gió chảy nước mắt, mắt ngứa, mắt đau, quáng gà, mắt có màng (Thập Tứ Kinh Yếu Huyệt Chủ Yếu Ca).

7. Phối Can Du (Bàng quang.18) + Giác Tôn (Tam tiêu.20) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương + Thận Du (Bàng quang.23) trị đục nhân mắt, tiền phòng xuất huyết, đáy mắt xuất huyết, thần kinh thị giác teo (Châm Cứu Học Giản Biên).

8. Phối Cầu Hậu + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Phong Trì (Đ.20) + Quang Minh (Đ.37) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị thần kinh thị giác teo (Châm Cứu Học Thượng Hải).

9. Phối Cầu Hậu + Phong Trì (Đ.20) + Thái Xung (C.3) trị thần kinh thị giác teo (Châm Cứu Học Thượng Hải).

10. Phối Cầu Hậu + Phong Trì (Đ.20) + Thái Xung (C.3) trị đau mắt trắng [trắng giác mạc] (Châm Cứu Học Thượng Hải).

11. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thái Dương + Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị mắt có mộng thịt.

12. Phối Hiệp Bạch (Phế 4) trị mắt sưng đỏ, đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

13. Phối Tý Nhu (Đại trường.14) trị nhãn cầu sưng đỏ đau, chảy nước mắt sống (Châm Cứu Học Thượng Hải).

14. Phối Can Du (C.18) + Đở m Du (Bàng quang.19) + Thiếu Thương (Phế 11) trị mắt đỏ (Châm Cứu Học Thượng Hải).

15. Phối Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Thừa Khấp (Vị 1) + Tứ Bạch (Vị 2) trị mắt viêm do nghề nghiệp (Châm Cứu Học Thượng Hải).

16. Phối Nội Đình (Vị 44) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị mắt sưng đỏ, đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

17. Phối Tứ Bạch (Vị 2) trị các bệnh về mắt và các chứng mắt mờ giai đoạn đầu (Châm Cứu Học Thượng Hải).

18. Phối Kỳ Môn (C.13) + Phong Trì (Đ.20) trị mắt có mộng thịt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

19. Phối Cầu Hậu + Ế Minh + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thái Dương + Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) + Thượng Tinh Minh trị giác mạc trắng, mắt mờ dần (Châm Cứu Học Thượng Hải).

20. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hành Gian (C.2) + Quan Nguyên (Nh.4) + Quang Minh (Đ.37) + Thận Du (Bàng quang.23) trị mắt đau (Trung Hoa Châm Cứu Học).

21. Phối Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Phong Trì (Đ.20) +Túc Tam Lý(Vị 36) trị thần kinh ở ổ mắt viêm (Châm Cứu Học Thủ Sách).

Cách châm Cứu Huyệt Tình Minh:

Bảo người bệnh nhắm mắt, châm thẳng sâu 0, 5 – 1 thốn – Không vê kim – Không cứu.

Ghi Chú:Sau khi rút kim ra, áp bông vào đè mạnh 2 – 3 phút để đề phòng chảy máu.

Nếu ngộ châm vào mạch máu gây chảy máu, quanh mi mắt dưới sẽ bị quầng xanh tím, 1 tuần sau, vết quầng sẽ tự tan, không ảnh hưở ng đến thị lực.

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc thái dương bàng quang

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận