Huyệt Tiểu Hải: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc thái dương bàng quang

Tiểu Hải

Tên Huyệt:

Đây là huyệt Hợp của kinh Tiểu Trường, nơi khí và huyết của bản kinh hợp lại, giống như trăm nhánh sông đổ vào biển, vì vậy gọi là Tiểu Hải (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).

Tên Khác:

Trẫu Khúc Tuyền, Trữu Khúc Tuyền.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 8 của kinh Tiểu Trường.

Huyệt Hợp của kinh Tiểu Trường, thuộc hành Thổ, huyệt Tả .

Vị Trí huyệt:

Co khuỷ tay, huyệt ở giữa mỏm khuỷ và mỏm trên ròng rọc đầu dưới xương cánh tay, nơi tận cơ 3 đầu cánh tay.

Giải Phẫu:

Dưới da là cân cơ 3 đầu cánh tay, rãnh ròng rọc-khủy của mặt sau đầu dưới xương cánh tay (ở trong là mỏm trên ròng rọc của xương cánh tay, có gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung sâu các ngón tay bám gần nhất, ở ngoài là mỏm khủy của xương trụ, có gân cơ 3 đầu cánh tay bám).

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ và dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

Tác Dụng:

Tán tà ở kinh, đặc trị thần kinh trụ bị tê liệt, trừ phong, thanh thần chí.

Chủ Trị:

Trị cơ vai co rút, cẳng tay co rút, khuỷ tay đau, thần kinh trụ đau, Hysteria, tâm thần phân liệt.

Phối Huyệt:

1. Phối Đại Lăng (Tâm bào.7) + Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Tâm Du (Bàng quang.15) + Thần Môn (Tm.7) trị bệnh tâm thần (Châm Cứu Học Giản Biên).

2. Phối Linh Đạo (Tm.4) + Thần Môn (Tm.7) trị thần kinh trụ tê liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 0, 3 – 0, 5 thốn – Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc thái dương bàng quang

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận