Huyệt Thông Cốc: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc thiếu âm thận

Thông Cốc

Tên Huyệt Thông Cốc:

Huyệt ở vùng bụng, nơi thức ăn đi qua (thông), thịt ở vùng huyệt giống hình cái hang (cốc), vì vậy gọi là Thông Cốc (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Phúc Thông Cốc.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính Thông Cốc:

Huyệt thứ 20 của kinh Thận.

Huyệt giao hội với Xung Mạch.

Vị Trí huyệt Thông Cốc:

Rốn đo lên 5 thốn (huyệt Thượng Quản (Nh.13) ra ngang 0, 5 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, dạ dày.

Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.

Chủ Trị Thông Cốc:

Trị nôn mửa, tiêu chảy, bụng đau, thần kinh liên sườn đau, hồi hộp.

Phối Huyệt:

1. Phối Chiên Trung (Nh.17) + Cự Khuyết (Nh.14) + Tâm Du (Bàng quang.15) + Thần Phủ + Trung Quản (Nh.12) trị tâm thống (Thiên Kim Phương).

2. Phối Chương Môn (C.13) trị hay lo sợ (Tư Sinh Kinh)

3. Cứu Thông Cốc (Bàng quang.66) 100 tráng + Đại Trường Du (Bàng quang.25) + Thúc Cốt (Bàng quang.65) trị đồi sán, tiểu trường thống (Thần Cứu Kinh Luân).

Cách châm Cứu Thông Cốc:

Châm thẳng 1 – 1, 5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 10 – 20 phút.

Ghi Chú: Không châm khi có thai nhiều tháng.

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc thiếu âm thận

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận