Huyệt Thiên Tông: Vị trí, tác dụng điều trị | Kinh túc thái dương bàng quang

Thiên Tông

Tên Huyệt Thiên Tông:

Thiên = trời, chỉ phần ở trên cao. Tông = gốc. Huyệt ở giữa vùng giáp ranh gốc của bả vai, vì vậy gọi là Thiên Tông (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính Huyệt Thiên Tông:

Huyệt thứ 11 của kinh Tiểu Trường.

Vị TríHuyệt Thiên Tông:

Dưới hố giữa xương gai bả vai hoặc kéo đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 4 gặp chỗ kéo đường dày nhất của gai sống vai.

Giải Phẫu:

Dưới huyệt là cơ dưới vai, xương bả vai.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây trên vai.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

Tác DụngHuyệt Thiên Tông:

Giải tà ở Thái Dương kinh, tuyên thông khí trệ ở sườn ngực.

Chủ TrịHuyệt Thiên Tông:

Trị bả vai đau, cánh tay đau.

Phối Huyệt:

1. Phối (Thủ) Ngũ Lý (Đại trường.13) trị tay đau (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Kiên Liêu (Tam tiêu.14) + Nhu Du (Tr.10) + Nhu Hội (Tam tiêu.13) trị vai sưng, thần kinh vai tê (Trung Quốc Châm Cứu Học).

3. Phối Bỉnh Phong (Tiểu trường.12) + Cao Hoang Du (Bàng quang.43) + Kiên Ngoại Du (Tiểu trường.14) trị vai sưng đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

4. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Kiên Liêu (Tam tiêu.14) + Kiên Ngung (Đại trường.15) + Kiên Tỉnh (Đ.21) trị quanh khớp vai viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

5. Phối Chiên Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vị 18) + Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị tuyến vú viêm, sữa thiếu (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm CứuHuyệt Thiên Tông:

Châm thẳng hoặc xiên ra 4 phía, sâu 0, 5 – 1 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Xem thêm: Các huyệt trên Kinh túc thái dương bàng quang

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận