Huyệt Thiên Phủ: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Thiên Phủ

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Mũi là khiếu của Phế. Phế thông với thiên khí qua mũi. Đối với con người, Phế là phủ của khí, vì vậy gọi là Thiên Phủ (Trung Y Cương Mục).

XUẤT XỨ

Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2).

VỊ TRÍ

Ở bờ trong bắp cánh tay trong, dưới nếp nách trước 3 thốn nơi bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, trên huyệt Xích Trạch 6 thốn.

ĐẶC TÍNH

• Huyệt thứ 3 của kinh Phế.

• Một trong nhóm huyệt Thiên Dũ [Thiên Dũ Ngũ Bộ] (Nhân Nghênh (Vi 9) + Phù Đột (Đtr.18) + Thiên Dũ (Ttu 16) + Thiên Phủ (P.3) + Thiên Trụ (Bq 10)), có tác dụng chuyển khí lên phần trên cơ thể (Linh Khu 21,20).

TÁC DỤNG

Tuyên thông Phế khí.

CHỦ TRỊ

Trị suyễn, ho, chảy máu cam, cánh tay trong đau.

CHÂM CỨU

Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, chỗ bám của cơ cánh tay trước và cơ Delta, xương cánh tay.

• Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh mũ và dây cơ – da. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị chảy máu cam (Bách Chứng Phú).

2.Phối Cách Du (Bq 17) + Cao Hoang (Bq 43) + Đản Trung (Nh 17) + Nhũ Căn (Vi 18) + Tâm Du (Bq 15) + Trung Quản (Nh 12) + Tỳ Du (Bq 20) trị ế cách (Loại Kinh Đồ Dực).

3.Phối Hiệp Bạch (P.4) trị tử điến phong và bạch điến phong [hắc lào, chàm…] (Tuần Kinh Chú).

GHI CHÚ

• Cấm cứu (Giáp Ất Kinh).

THAM KHẢO

• Thiên Hàn Nhiệt Bệnh ghi: “Bị chứng đản một cách nhanh chóng và mạnh bạo, bên trong bị nghịch, Can và Phế cùng đánh nhau, huyết tràn lên đến mũi và miệng, thủ huyệt Thiên Phủ” (Linh Khu 21, 19).

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận