Huyệt Thần Đường: vị trí, cách xác định, chủ trị, cách châm cứu

HUYỆT: Thần Đường

HÌNH ẢNH

TÊN HUYỆT

Huyệt ở vị trí ngang với Tâm (Tâm Du), mà theo quan niệm của YHCT thì Tâm tàngThần, vì vậy huyệt này được coi là nơi chứa (đường) thần, do đó gọi là Thần Đường.

TÊN KHÁC

Cự Đường.

XUẤT XỨ

Giáp Ất Kinh.

VỊ TRÍ

Dưới gai đốt sống lưng 5, đo ngang 3 thốn, cách huyệt Tâm Du (Bq 15) 1,5 thốn.

ĐẶC TÍNH

Huyệt thứ 44 của kinh Bàng Quang.

TÁC DỤNG

Khoan hung, lý khí, chỉ khái, định suyễn, thông kinh, hoạt lạc.

CHỦ TRỊ

Trị các bệnh về tim, hen suyễn, khí quản viêm, vai lưng đau.

CHÂM CỨU

Châm xiên 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 –15 phút.

GIẢI PHẪU

• Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ chậu – sườn – ngực, cơ gian sườn 5, vào trong là phổi.

• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh thần kinh sống lưng 5 và dây thần kinh gian sườn 5. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.

PHỐI HỢP HUYỆT

1.Phối Trung Phủ (P.1) trị hay cười (Tư Sinh Kinh).

2. Học Giản Biên).

GHI CHÚ

• Không châm sâu.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận